344 văn bản pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong đó có 21 Luật, pháp lệnh; 65 Nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; 258 Thông tư, quyết định của các Bộ, ngành liên quan đến các lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành (KTCN) như: Kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa; kiểm tra an toàn thực phẩm; kiểm dịch (động vật, thực vật, y tế); kiểm tra văn hóa; các quy định về cấp giấy phép XNK, điều kiện XNK hàng hóa… 

Theo ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) số liệu thống kê trên có sự gia tăng so với thời điểm xây dựng Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu (số liệu rà soát thời điểm tháng 8-2015 là 259 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành). Nguyên nhân là do một số bộ ngành đã ban hành mới các văn bản để hướng dẫn các lĩnh vực trước đây chưa được hướng dẫn đầy đủ; trong khi đó, có nhiều văn bản còn bất cập lại chưa được sửa đổi, bổ sung.

Ông Ngô Minh Hải cho biết, thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về KTCN ban hành nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn để thực hiện việc kiểm tra vẫn đang tồn tại rất nhiều. 

Chẳng hạn, khoản 1b Điều 38 của Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định “thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải được cấp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu đối với từng lô hàng của các cơ quan kiểm tra được chỉ định”. Theo quy định của Điều này thì hầu các lô hàng NK thuộc các nhóm hàng trên đều phải thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục hàng hóa nhóm 2 tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT năm 2009 và Thông tư số 50/2010/TT-BNNPTNT năm 2010 với phạm vi rộng, bao gồm các nhóm hàng: động vật, sản phẩm động vật; sản phẩm trồng trọt; thủy sản, sản phẩm thủy sản… đều thuộc đối tượng phải kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm….

Bên cạnh đó, nhiều danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN do các Bộ quản lý chuyên ngành ban hành không có mã số HS kèm theo. 
Trong chiều nay (16-8),  những thông tin về KTCN sẽ được Tổng cục Hải quan thông tin chính thức tại buổi họp báo chuyên đề về giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK, thực hiện Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ. 

Nguồn: Báo Hải quan điện tử