43 chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững địa phương
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trong 28 chỉ tiêu chung, có 1 chỉ tiêu tổng hợp là chỉ số phát triển con người, 7 chỉ tiêu lĩnh vực kinh tế, 11 chỉ tiêu lĩnh vực xã hội, 9 chỉ tiêu lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

7 chỉ tiêu về lĩnh vực kinh tế gồm: Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển trên địa bàn so với tổng sản phẩm trên địa bàn; hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR); năng suất lao động; tỷ lệ thu ngân sách so với chi ngân sách trên địa bàn; diện tích đất lúa được bảo vệ và duy trì (theo Nghị quyết của Chính phủ). Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế khuyến khích chỉ tiêu tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị tổng sản phẩm trên địa bàn.

11 chỉ tiêu về xã hội gồm: Tỷ lệ hộ nghèo; tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo; tỷ lệ người dân đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tỷ lệ xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới; số người chết do tai nạn giao thông…

Trong15 chỉ tiêu đặc thù vùng quy định rõ các chỉ tiêu cho từng vùng miền như: vùng trung du, miền núi; vùng đồng bằng; vùng ven biển; đô thị trực thuộc trung ương và nông thôn.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao trách nhiệm hướng dẫn nội dung, phương pháp tính của từng chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020 để thực hiện thống nhất trong phạm vi cả nước. 

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu trong Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/1-43-chi-tieu-danh-gia-phat-trien-ben-vung-dia-phuong-14405.html