50 doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Khoảng 40 – 50 doanh nghiệp Ấn Độ muốn đầu tư vào Việt Nam khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát và các chuyến bay thương mại được cấp phép.

Nhiều doanh nghiệp Ấn Độ đang sẵn sàng vào Việt Nam

Gặp gỡ báo chí tại TP.HCM mới đây, ông Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP HCM cho rằng, Việt Nam đang nổi lên là điểm đến đầu tư an toàn. Tuy nhiên, hiện nay tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam mới đạt 1,2 tỷ USD (tính cả các dự án đầu tư trực tiếp từ Ấn Độ và từ nước thứ ba).

Ông Madan Mohan Sethi-Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí TP.HCM
Ông Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM phát biểu tại buổi gặp gỡ báo chí TP.HCM.

Các doanh nghiệp Ấn Độ thường quan tâm đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật, cầu cảng, sản xuất thuốc, thiết bị y tế, nông nghiệp…“Đây vẫn là con số quá khiêm tốn. Lý do doanh nghiệp Ấn Độ hiện nay chưa có nhiều thông tin hiểu biết về Việt Nam, do đó, chúng tôi đang nỗ lực đễ cung cấp thông tin đến doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp Ấn Độ thường thích đầu tư sang châu Âu, Anh hoặc các quốc gia khác,” ông nói.

Ông Madan Mohan Sethi tin tưởng rằng, khi tình hình dịch được khống chế sẽ có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ vào Việt Nam để thăm dò khả năng đầu tư hoặc triển khai đầu tư. Trước mắt có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ giá trị khoảng 1,5 triệu USD đang muốn sớm đầu tư vào Việt Nam.  

Ngược lại về phía Việt Nam, các doanh nghiệp Việt cũng tỏ rõ mối quan tâm đối với các doanh nghiệp Ấn Độ ở các lĩnh vực giáo dục, thương mại và đầu tư.

“Khi tình hình dịch bệnh khả quan, các doanh nghiệp này sẽ vào Việt Nam, lãnh sự quán sẽ kết nối với doanh nghiệp Việt Nam để cùng thảo luận, sẽ xúc tiến nhiều hơn nữa những hoạt động kết nối hai bên.”

Cũng theo ông Madan Mohan Sethi, Ấn Độ cũng quan tâm đến các lĩnh vực hợp tác về du lịch, giáo dục và y tế với Việt Nam.

Trong thời gian tới, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM sẽ mời các doanh nghiệp Ấn Độ thuộc các lĩnh vực như nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh, giày da, dệt may, xây dựng, hạ tầng cơ sở, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác vào Việt Nam khi tình hình kiểm soát được.

Đầu tư hợp tác hai chiều vào du lịch, giáo dục và y tế

Về du lịch, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM đang tích cực kết nối Sở Du lịch các tỉnh thành ở phía Nam Việt Nam để tổ chức sự kiện để xúc tiến du lịch hai chiều. Tổng lãnh sự đang làm việc với các cơ quan ban ngành liên quan lên kế hoạch xúc tiến gói du lịch giống như Ấn Độ, kết nối đường bay trực tiếp giữa TP HCM, Hà Nội với Jakarta hay Deli.

Được biết, chỉ riêng năm 2019, số du khách Ấn Độ và Việt Nam mới chỉ khoảng 179.000 người và con số này sẽ gia tăng nếu có thêm các đường bay trực tiếp.

“Với sự hiếu khách, nhiều thắng cảnh đẹp và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, khách du lịch Ấn Độ sẽ rất muốn đến và kéo dài thời gian du lịch ở Việt Nam”

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có các thế mạnh về chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng, công nghệ thông tin và giáo dục.

Về giáo dục, trình độ đào tại tại Ấn tương đồng về mặt chất lượng và liên thông với nhiều trường quốc tế danh tiếng nhưng chi phí lại rất rẻ. Hiện tại, một số trường Ấn Độ đã hợp tác với Đại học Kinh tếTài chính TP.HCM để tổ chức khóa học trực tiếp với giảng viên Ấn Độ. Đang tiếp tục kết nối với các trường đại học khác tổ chức các khóa học ngắn hạn đầu tạo trực tuyến, hỗ trợ cho sinh viên trao đổi với giáo viên Ấn Độ. Nếu hợp tác thành công sẽ có các gói thực tập cho các học sinh tại Ấn Độ trong nửa hoặc trọn 1 học kỳ.

“Chúng tôi muốn xúc tiến đẩy mạnh kết nối hợp tác giữa các công ty về công nghệ thông tin, và các trường đại học, trường trung cấp đào tạo dạy nghề trong lĩnh vực IT. Đến 2021, Việt Nam sẽ cần khoảng 500.000 kỹ sư công nghệ thông tin, nên nguồn đào tạo nguồn nhân lực này rất quan trọng và chúng tôi cũng đang tăng cường kết nối hợp tác”, ông Madan Mohan Sethi chia sẻ.