9 tháng nợ đọng xây dựng cơ bản giảm trên 3.700 tỷ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 Tính đến 30/9/2018, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương là 1.219,2 tỷ đồng, giảm 3.738,6 tỷ đồng so với tháng 1/2018 và giảm khoảng 92% so với tổng số nợ 15.218 tỷ đồng vào thời điểm tháng 1/ 2016.

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng báo cáo tại đánh giá giữa kỳ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020.

Chiều 22/10, Quốc hội đã nghe báo cáo này còn báo cáo thẩm tra được trình bày sáng 23/10.

Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Dũng cho biết tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình khoảng 820.964,1 tỷ đồng. Trong đó vốn tín dụng 512.450 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 39.480 tỷ đồng, vốn do cộng đồng và dân cư đóng góp 56.799 tỷ đồng.

Liên quan đến xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Dũng thông tin, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, xác định chính xác số nợ đọng xây dựng cơ bản của chương trình, xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý dứt điểm trước năm 2019, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản mới.

Bằng các giải pháp quyết liệt như ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách Trung ương, địa phương để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, chỉ công nhận các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới khi không có nợ đọng xây dựng cơ bản, tính đến 30/9/2018, tổng số nợ đọng của các địa phương là 1.219,2 tỷ đồng.

Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh một số hạn chế. Theo đó, đến thời điểm tháng 8/2018 vẫn con một số địa phương có nợ đọng xây dựng cơ bản ở mức tương đối cao, tập trungtại một số địa phương có tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới cao ở vùng đồng bằng sông Hồng.