Ba lưu ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đầu tư công giai đoạn 2021-2025
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Trước thực tế vẫn còn sự mất cân đối trong sử dụng ngân sách, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu lên 3 vấn đề cần được địa phương ưu tiên trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đặc biệt là kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025.

Tại Hội nghị xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và đầu tư công năm 2020 vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên ngày 12/8 tại Tp.Huế, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cho rằng việc cân đối nguồn lực trong các kế hoạch phát triển giai đoạn 2016-2020 còn nhiều khó khăn. 

“Do đây là giai đoạn đầu tiên làm kế hoạch đầu tư công trung hạn nên chúng ta chưa hình dung được đầy đủ về khả năng cân đối nguồn”, ông Trung giải thích.

Vì vậy, trong bối cảnh ngân sách còn nhiều khó khăn như hiện nay, Thứ trưởng Trung cho rằng 3 vấn đề cần được các địa phương đặc biệt quan tâm trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2025.

Thứ nhất, lựa chọn các dự án ưu tiên, trọng điểm, có khả năng tạo động lực cho tăng trưởng của địa phương và của toàn vùng.

Thứ hai, các địa phương nghiên cứu kỹ về nguyên tắc, tiêu chí sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc ưu tiên các dự án quan trọng. Bởi theo Thứ trưởng, thực tế hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều sự mất cân đối trong sử dụng ngân sách.

Thứ ba, quan điểm xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 cơ bản sẽ căn cứ vào nội dung của Luật Đầu tư công sửa đổi với nhiều điểm mới, đã sửa đổi, tháo gỡ và đơn giản hoá trong thực hiện kế hoạch đầu tư công.

“Đây sẽ là căn cứ để kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 khả thi cao hơn giai đoạn trước”, ông Trung nhấn mạnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch phát triển giai đoạn tới cần nhận thức đúng đắn vị trí và vai trò của Vùng miền Trung và Tây Nguyên. Đó là vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh. Miền Trung còn là “bệ đỡ, là cửa ngõ” ra biển của các tỉnh vùng Tây Nguyên kết nối tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây. Vùng có tiềm năng và nhu cầu mở cửa, hội nhập rất lớn.

Bên cạnh đó, vùng Tây Nguyên có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện – điện mặt trời, nông lâm nghiệp (cây công nghiệp, cây ăn trái, chăn nuôi đại gia súc, rừng…), chế biến nông lâm sản, du lịch. Tây Nguyên có thể coi là “mái nhà của miền Trung”, có chức năng phòng hộ rất lớn, là hậu phương, là nguồn nước ngọt cho sự phát triển ổn định và bền vững của cả vùng miền Trung và Tây Nguyên.

Theo dự kiến của Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9/10 chỉ tiêu kinh tế – xã hội năm 2019 của các tỉnh trong vùng có khả năng đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 8,5%; thu, chi ngân sách, tổng mức lưu chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư, số lượng khách du lịch… sẽ tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ.

“Tuy nhiên,riêng chỉ tiêu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn dự kiến chỉ đạt 94,57% so với kế hoạch”, ông Đông cho hay.