Bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật: Để luật pháp không “chèn” nhau
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Còn thiếu bảo đảm tính thống nhất

Thời gian gần đây, Quốc hội đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao vai trò này bằng việc áp dụng một số kỹ thuật lập pháp mới như “một luật sửa nhiều luật”, đánh giá tác động của các qui phạm pháp luật, giám sát việc ban hành VBQPPL… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Văn phòng Quốc hội (với sự hỗ trợ của Dự án hợp tác giữa Bộ Tư pháp và UNDP “Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010”), vai trò của QH để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống PL vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân được chỉ ra là do chưa có quan niệm hợp lý về vai trò của QH trong hoạt động lập pháp. Với quan niệm QH là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp khiến một số cơ quan soạn thảo không hoàn toàn “mặn mà” với việc soạn thảo các văn bản luật được “phân công”, thậm chí có tư tưởng ỷ lại vào hoạt động chỉnh lý của QH để hoàn thiện dự thảo ở giai đoạn xem xét tại QH. Chất lượng dự thảo VBQPPL cũng từ đó mà trở thành “một tồn tại lớn với hoạt động lập pháp của QH”.

Chức năng giải thích PL và giám sát VBQPPL là hoạt động “hậu kiểm” nhưng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống PL, mang tính bổ trợ cho các hoạt động thẩm tra của các Ủy ban thuộc QH trước khi dự án Luật được thông qua. Tuy vậy, hoạt động này lại thường mang tính kỹ thuật và QH cũng thực hiện một cách rất hạn chế, nên “một số VB có nội dung còn thiếu chi tiết, chưa phù hợp với qui định của luật, Pháp lệnh, Nghị quyết hoặc còn chồng chéo, mâu thuẫn”.

Qui trình, kỹ thuật lập pháp, thiếu đảm bảo về năng lực thể chế của QH cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến hạn chế vai trò của QH trong việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống PL. Trong đó, năng lực cá nhân của các ĐBQH là một vấn đề ảnh hưởng “then chốt”. Thông thường, ở mỗi khóa QH, 2/3 ĐBQH là những người mới, “phải học từ đầu” những “kỹ năng làm việc ở nghị trường”. Để rồi khi bắt đầu quen thì đã hết nhiệm kỳ khiến QH luôn phải đối mặt với tình trạng ĐB “bấm nút thông qua các đạo luật trong một tổng thể chung thống nhất”.

Nhấn mạnh đến quyền “bấm nút”

Từ đó, đổi mới quan niệm về vai trò, thẩm quyền lập pháp của QH theo hướng nhấn mạnh vào khâu cuối cùng của quá trình lập pháp là “biểu quyết thông qua các dự án luật”, thể hiện quyền lập pháp duy nhất quyền thẩm định và quyết định có ban hành VBQPPPL đó hay không. QH sẽ thẩm định những đề xuất chính sách của Chính phủ, đồng thời cũng giúp cho chất lượng soạn thảo dự án VBQPPL được nâng cao hơn nữa.

Đổi mới và hoàn thiện qui trình lập pháp, nhất là tăng cường hiệu quả của khâu thẩm tra và nhấn mạnh hơn nữa vai trò của Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách, PL trình QH xem xét.

Yếu tố con người quyết định hầu hết hiệu quả của một quá trình hoạt động. Do đó, tăng cường năng lực của ĐBQH để họ có thể tham gia chủ động, tích cực vào các hoạt động nghị trường, quyết định đúng đắn đến “số phận” một đạo luật tương lai, được trao và thực hiện nhiều quyền hơn trong các công đoạn làm luật.

Bên cạnh đó, những kỹ thuật lập pháp hiện đại như “một luật sửa nhiều luật” cũng cần được áp dụng để tạo sự linh hoạt và làm phong phú thêm khả năng của cơ quan lập pháp trong việc “ứng phó với những yêu cầu cụ thể của cuộc sống”, cùng với kỹ thuật này là kỹ thuật pháp điển hóa. Dù mang tính kỹ thuật cao, tốn kém về cả thời gian, tiền bạc và công sức nhưng sẽ đem lại cho các nhà hoạch định chính sách những cơ sở vững chắc cho việc đánh giá toàn diện hệ thống PL và định hướng cho hoạt động lập pháp các giai đoạn tiếp theo….

Tăng cường vai trò của Quốc hội và các cơ quan giúp việc trong bảo đảm sự thống nhất của PL là rất quan trọng, nhưng cần có thời gian và phải được triển khai đồng bộ để nâng cao chất lượng lập pháp và có được hệ thống PL thống nhất./.

Nguồn: Cổng thông tin Bộ Tư pháp