Bất hợp lý trong quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Như vậy, trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày sinh, những người liên quan nêu trên phải có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho trẻ. Cơ sở chứng minh mốc thời gian 60 ngày trên là khi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký khai sinh, người yêu cầu phải xuất trình “giấy chứng sinh” (Điều 15 Nghị định 158) có ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của trẻ làm mốc cho thời hạn 60 ngày luật định. 
      
Khoản 1, Điều 12 Nghị định 76/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp quy định: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho trẻ không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định. Như vậy, nếu quá thời hạn 60 ngày, căn cứ vào giấy chứng sinh mà người yêu cầu đăng ký khai sinh nộp cho cơ quan đăng ký hộ tịch để tiến hành đăng ký khai sinh thì người yêu cầu khai sinh cho trẻ có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. Mặt khác, Điều 43 Nghị định 158 quy định, nếu chưa đăng ký khai sinh cho trẻ trong thời hạn là 60 ngày theo Điều 14, thì phải đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn. Suy ra từ điều luật trên, nếu một người đến đăng ký khai sinh quá hạn thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng. 
     
 Nghiên cứu thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính để phân tích các quy định trên cho thấy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là 1 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; Nếu quá thời hiệu một năm mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt, chỉ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Như vậy, có 3 trường hợp có thể xảy ra đối với một người đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu  đăng ký khai sinh: Trường hợp thứ nhất, một cá nhân có giấy chứng sinh ghi ngày 1.4.2007 và đến UBND xã đăng ký khai sinh cho con vào ngày 10.4.2007 thì được coi là đăng ký khai sinh đúng hạn. Trường hợp thứ hai, một cá nhân có giấy chứng sinh ghi ngày 1.4.2007, đến UBND xã đăng ký khai sinh cho con vào ngày 10.6.2007 thì bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng vì đăng ký khai sinh quá hạn. Trường hợp thứ ba, một cá nhân có giấy chứng sinh ghi ngày 1.4.2007 và đến UBND xã đăng ký khai sinh cho con vào ngày 1.6.2008 nhưng không bị phạt từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, mặc dù cũng đăng ký khai sinh quá hạn.
      
So sánh trường hợp thứ hai và trường hợp thứ ba có thể thấy, cùng đăng ký khai sinh quá hạn, nhưng tùy theo các mốc thời gian cụ thể mà người đăng ký khai sinh có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc không. Cá nhân đến đăng ký khai sinh quá 60 ngày, kể từ ngày ghi trên giấy chứng sinh (trường hợp 2) thì bị phạt tiền, nhưng cá nhân khác đăng ký khai sinh quá 1 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện (trường hợp 3) thì không bị phạt tiền mà chỉ áp dụng biện pháp khắc phục, tức là tiến hành đăng ký khai sinh cho đương sự. Đây là điều bất hợp lý trong quy định của pháp luật, cần phải có những chế định hợp lý hơn để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.

Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân