Bộ chức năng “khất“ câu trả lời về tạm nhập tái xuất xăng dầu
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ví dụ tại thời điểm này, DN tạm nhập xăng dầu thì thuế suất là 12% nhưng do chưa thanh khoản các lô hàng trước ở thời điểm thuế suất bằng 0% hoặc 5% nên khi chuyển lượng xăng dầu chưa tái xuất sang tiêu thụ nội địa sẽ được hưởng lợi từ chênh lệch thuế suất giữa 12% (lô hàng thực nhập) và thuế suất 0% hoặc 5%, tức là trốn thuế 12% hoặc 7%. Bộ Tài chính đã chính thức kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nếu cho tạm nhập tái xuất xăng dầu thì phải còn nguyên tàu, nguyên chủng loại, phải được kẹp chì, được giám sát về kỹ thuật thì mới cho xuất.

Hai Bộ “vênh” nhau

Tuy nhiên, với chức năng quản lý thị trường, Bộ Công Thương lại công bố số liệu cho thấy lượng xăng dầu chưa tái xuất không đến mức “khủng” như số liệu của Bộ Tài chính. Theo đó, trong năm 2011, lượng xăng dầu tạm nhập nhưng không tái xuất của 13 DN thấp hơn nhiều so với con số 580.000 tấn mà Bộ Tài chính công bố; còn 6 tháng đầu năm, chỉ có 310.000 tấn so với 544.900 tấn mà Bộ Tài chính đưa ra.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú khẳng định, trong số này có một lượng lớn là hàng đang trong giai đoạn chờ tái xuất nên không phải toàn bộ số lượng vênh nhau giữa tạm nhập tái xuất là chuyển bán nội địa. Ông Tú cũng cho rằng không loại trừ khả năng DN lợi dụng chính sách để hưởng lợi về thuế nhưng không thể nói DN trốn thuế thông qua số liệu công bố nợ thuế của Tổng cục Hải quan.

Ngay khi Tổng cục Hải quan công bố danh sách doanh nghiệp (DN) đầu mối nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về tạm nhập tái xuất, chiếm dụng vốn thông qua nợ thuế, cả DN và Bộ Công Thương đều đã có phản ứng, cho thấy, hai bộ lại “chỏi” nhau về xăng dầu. Điều này cho thấy công tác quản lý hoạt động nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu còn nhiều bất cập.

Hỏi thẳng, “xin phép không trả lời”

Tại buổi họp báo ngành công thương, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, tạm nhập tái xuất là hoạt động theo thông lệ quốc tế thời gian qua đã đem lợi ích và công ăn việc làm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Nghị định 12 và Thông tư 04 về tạm nhập, tái xuất hàng hóa (trong đó có mặt hàng xăng dầu) đã bộc lộ một số bất cập, thương nhân lợi dụng buôn lậu và trốn thuế.

Trước tình hình này, Bộ Công thương đã làm việc với Tổng cục Hải quan, hải quan cửa khẩu và UBND các tỉnh nắm bắt tình hình và điều tiết. Bộ Công thương cũng thừa nhận, có hiện tượng như Hải quan thông báo và báo chí đăng nên đã báo cáo Thủ tướng.

Vì thế, ngày 7/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và gửi kho ngoại quan. Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương sớm ban hành danh mục các mặt hàng cấm tạm nhập, tái xuất; trong tháng 9 này, Bộ Công thương sẽ ban hành danh mục cụ thể về các mặt hàng cấm tạm nhập, tái xuất như: ắc quy vi mạch, phủ tạng gia súc ….

Tuy nhiên, còn rất nhiều câu hỏi của báo giới như con số xăng dầu tạm nhập, tái xuất của các DN chính xác là bao nhiêu… Hải quan cho rằng các DN đầu mối xăng dầu tạm nhập thì nhiều mà tái xuất thì quá ít, đây là sự bất thường vì chuyển tiêu thụ nội địa ở thời điểm thuế tăng, DN đã trục lợi. Hải quan bắt quả tang được 1.360 tấn xăng đã làm thủ tục tái xuất sang Trung Quốc nhưng lại thẩm lậu về Việt Nam; thuế nhập khẩu xăng dầu vừa qua tăng liên tục, trong vòng 30 ngày tăng tới 2 lần, chênh nhau tới 2- 3% thuế suất…

Các DN có thể kịp thời chuyển hàng tạm nhập tái xuất sang tiêu thụ nội địa trong thời gian này để hưởng lợi; con số DN kinh doanh xăng dầu trục lợi từ những hành vi nói trên là bao nhiêu; trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc này …?. Hàng loạt câu hỏi nóng và thẳng thắn như thế nhưng được lãnh đạo Bộ Công thương trả lời vỏn vẹn: “Vấn đề kinh doanh tạm nhập, tái xuất xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú đã trả lời báo chí, xin phép không trả lời!”.

Và như thế, rất nhiều mong mỏi của dư luận vẫn chưa được giải đáp…

Bộ Tài chính cho biết đến chiều 10/9 đã nhận được phương án đăng ký tăng giá xăng dầu (lần thứ năm liên tiếp) của bốn DN nhập khẩu đầu mối, cao nhất là dầu diesel với trên 1.200-1.300 đồng/lít, xăng A92 là 700-800 đồng/lít. Theo đó, nếu đề xuất này được chấp thuận, giá xăng A92 sẽ tăng tối đa 24.450 đồng/lít, giá dầu diesel sẽ là 23.100 đồng/lít, mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong buổi họp báo tháng của Bộ Công thương, ông Võ Văn Quyền – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, cho biết quan điểm điều hành vẫn là theo tín hiệu của thị trường. Ông Quyền cho biết thêm, điều hành giá xăng dầu có 3 công cụ là giá, thuế và quỹ bình ổn, liên bộ sẽ cân nhắc giữa điều hành theo thị trường và an sinh xã hội để quyết định các phương án

Mai Hoa
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam