Bỏ giấy phép quảng cáo ngoài trời ?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

– Hiện nay vẫn còn các luồng ý kiến khác nhau về cơ quan quản lý nhà nước đối với quảng cáo. Theo quan điểm của ông thì Bộ nào quản lý sẽ hợp lý hơn? Và bất cập lớn nhất của hoạt động quảng cáo hiện nay là gì?

Theo báo cáo Thẩm tra của Ủy ban Văn hóa – Giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, quảng cáo không chỉ đưa thông tin mà nó còn ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, những yếu tố về văn hóa… Vì vậy, giao cho Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch như tờ trình của Chính phủ trình là hợp lý.  Việc Bộ Thông tin truyền thông quản lý 80% các phương tiện truyền thông đưa thông tin về quảng cáo nhưng bản thân từng phương tiện thông tin đại chúng có tính độc lập của họ và người đứng đầu các cơ quan đó chịu trách nhiệm về nội dung quảng cáo của mình. Nếu nội dung quảng cáo sai sự thật thì tổng biên tập, giám đốc các đài sẽ phải chịu trách nhiệm.

– Bất cập lớn của hoạt động quảng cáo hiện nay là khi xảy ra vấn đề ai sẽ là người chịu trách nhiệm: người sản xuất ra sản phẩm quảng cáo, người đưa thông tin quảng cáo hay cơ quan truyền thông? Người tiếp nhận quảng cáo khi bị thiệt thòi, ảnh hưởng do quảng cáo được xử lý như thế nào?. Cơ quan quản lý nhà nước nào đứng ra để xử lý vi phạm, khiếu nại tố cáo của công dân?

Dự án Luật Quảng cáo lần này sẽ góp phần khắc phục được rất nhiều bất cập của Pháp lệnh quảng cáo cũ đó là xác định rất rõ quảng cáo nào là quảng cáo sai sự thật để xử lý vi phạm. Quảng cáo nào bị cấm, như:  ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; phương hại tới  trẻ em; vi phạm bình đẳng giới… Đi kèm với luật Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đưa hai dự thảo Nghị định, một dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Quảng cáo và một dự thảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo.

– Hiện nay vấn đề quảng cáo sai sự thật rất nhiều đặc biệt là trong lĩnh vực phòng khám nhưng chưa xử lý được hiệu quả, vấn đề vướng mắc ở đâu, thưa ông?

Trong Luật phải tách bạch ra, chẳng hạn như vấn đề phòng khám cơ quan quản lý nhà nước không chỉ riêng của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch mà vấn đề này còn có trách nhiệm của Bộ Y tế. Tương tự, quảng cáo về thương mại mà chất lượng không đảm bảo thì phải có trách nhiệm của Bộ Công Thương. Đối với quảng cáo chuyên ngành thì chính nơi sản xuất, người đưa thông tin và cơ quan đưa thông tin phải chịu trách nhiệm. Cái này phải đồng bộ chứ không phải của riêng một cơ quan nào. Chúng ta làm chưa tốt là chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý?

– Vậy có tiền lệ nào về quảng cáo sai sự thật bị xử lý hình sự chưa, thưa ông?

Tôi chưa thấy quảng cáo nào sai sự thật mà bị xử lý hình sự. Nhưng xử lý vi phạm hành chính bồi thường là có, cho người bị hại khi tiếp nhận quảng cáo và mua sản phẩm là có. Nhưng nếu vi phạm ở mức độ nặng thì xử lý hình sự là cần thiết.

– Các đại biểu cũng đã tranh luận về việc các bộ công chức sử dụng chức danh như tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ… để đứng ra quảng cáo cho sản phẩm, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Theo số liệu của Hiệp hội quảng cáo VN: ước tính doanh thu của ngành quảng cáo tại VN năm 2011 sẽ đạt khoảng 20.000 tỉ đồng và sẽ vượt 3 tỉ USD vào năm 2020 nếu tiếp tục duy trì đa tăng trưởng như hiện nay.

Nếu như lợi dụng danh nghĩa của cá nhân, những người có uy tín để quảng cáo cho các sản phẩm mà không đúng bản chất thì người quảng cáo hoặc cơ quan sản xuất sản phẩm quảng cáo đó phải chịu trách nhiệm. Nên đưa vào Luật Quảng cáo quy định không được lạm dụng hình ảnh, chức vụ địa vị của công chức để quảng cáo sản phẩm. Còn nếu sản được quảng cáo đúng như bản chất của nó, thì người có chức danh đứng ra quảng cáo là không vi phạm. Bởi nếu cấm hoàn toàn cũng khó vì đây là quyền pháp Luật dân sự chưa cấm. Chưa có căn cứ để cấm.

– Theo ông, có nên bỏ quy định cấp phép quảng cáo ngoài trời như đề nghị của  một số đại biểu?

Tôi ủng hộ bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời. Bởi vì bỏ cấp phép ngoài trời cũng như bỏ cấp phép một số loại hình trong hoạt động quảng cáo phù hợp với xu hướng cải cách hành chính hiện nay nhưng nó phải có lộ trình vì cần phải có quy hoạch quảng cáo chung. Hiện nay cả nước mới có 33 tỉnh, thành phố có quy hoạch về quảng cáo vì vậy nếu bỏ cấp phép ngay sẽ dấn đến sự hỗn loạn. Trên thực tế ở nhiều địa phương, quảng cáo ngoài trời còn rất lộn xộn mất mỹ quan và đôi khi còn ảnh hưởng tới trật tự an toàn giao thông vì thế phải đưa ra quy hoạch về quảng cáo cũng như đưa ra khung pháp lý cho quảng cáo ngoài trời để sau đó mới có thể bỏ cấp phép chuyển sang hậu kiểm.

– Đơn vị nào sẽ đứng ra xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời, thưa ông?

UBND các tỉnh, thành phố phải xây dựng quy hoạch về quảng cáo và trình lên cơ quan có thẩm quyền là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Nếu như Luật quảng cáo được thông qua trong kỳ họp tới thì cơ quan có thẩm quyền vẫn là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

– Xin cảm ơn ông!

Phan Nam thực hiện
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp