Buộc dừng thu phí BOT nếu không sửa hằn lún quốc lộ 1
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 16.0px ‘Times New Roman’} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 16.0px ‘Times New Roman’; min-height: 18.0px}

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải tình hình xử lý, khắc phục hư hỏng hằn lún vệt bánh xe mặt đường các dự án quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa – Cần Thơ.

Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các dự án đầu tư xây dựng công trình mở rộng quốc lộ 1 đoạn từ Thanh Hóa – Cần Thơ có khối lượng bị hằn lún vệt bánh xe lớn hơn hoặc bằng 2,5 cm với tổng chiều dài trên 376.000 m và tổng diện tích gần 1.273.000 m2. 

Đến ngày 30/9 các đơn vị thi công mới sửa chữa được 86% diện tích mặt đường bị hằn lún, còn 34% diện tích mặt đường bị hằn lún vệt bánh xe lớn hơn hoặc bằng 2,5 cm chưa được sửa chữa, nhiều đoạn vạch sơn mờ, mất chưa được sơn lại.

Tổng Cục Đường bộ Việt Nam đã có nhiều văn bản đôn đốc nhắc nhở, tuy nhiên nhiều đoạn nhà đầu tư BOT, các sở Giao thông Vận tải và Ban quản lý dự án (đại diện chủ đầu tư) chỉ đạo nhà thầu khắc phục nhưng vẫn còn tồn tại, đặc biệt nhiều đoạn vạch sơn mờ, mất chưa được hoàn trả để đảm bảo an toàn giao thông.

Với những tồn tại nêu trên, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các nhà đầu tư BOT, sở Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án đôn đốc các nhà đầu tư, nhà thầu thi công sửa chữa khắc phục triệt để ngay khối lượng hằn lún vệt bánh xe sâu lớn hơn hoặc bằng 2,5cm còn lại.

“Với các dự án BOT không sửa chữa khắc phục sẽ bị dừng thu phí”, Tổng cục Đường bộ kiến nghị.

Đối với các dự án không sửa chữa, đại diện các chủ đầu tư huy động đơn vị khác sửa chữa khắc phục bằng kinh phí bảo hành công trình.

Đối với những diện tích hằn lún mặt đường bị sống trâu đã cào tạo phẳng đảm bảo giao thông, trước khi hết thời gian bảo hành yêu cầu cào bỏ lớp bê tông nhựa để thảm lại. Đối với các đoạn đoạn hằn lún vệt bánh xe lớn hơn hoặc bằng 2,5 cm và sống trâu đã cào gọt tạo phẳng nhưng không ổn định phải cào bỏ lớp bên tông nhựa để thảm lại. 


Tổng cục Đường bộ cũng đề nghị trong quá trình thực hiện công tác sửa chữa, khắc phục, yêu cầu các đơn vị phải thực hiện đồng bộ theo các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải về các giải pháp khắc phục và giải pháp sửa chữa, xử lý hư hỏng hằn lún vệt bánh xe.