Cần đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Nghị quyết, mục tiêu của việc quy hoạch này nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững; phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

Các chỉ tiêu được quyết nghị, đáng chú ý là diện tích đất nông nghiệp được quy hoach sử dụng đến năm 2020 là 26,732 triệu ha; kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) là 26,55 triệu ha. Trong đó, đất trồng lúa 3,812 triệu ha; đất rừng phòng hộ 5,842 triệu ha; đất rừng sản xuất 8,132 triệu ha; nhưng đất làm muối chỉ 15 nghìn ha.

Về đất phi nông nghiệp, trong đó diện tích đất phát triểu hạ tầng được quy hoạch đến năm 2020 là 1,578 triệu ha; đất khu công nghiệp 200 nghìn ha…; và đất ở đô thị 202 nghìn ha.

Để thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết, Quốc hội đã đề ra 8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có nhấn mạnh việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu sử dụng đất mà Quốc hội đã phê duyệt trong Nghị quyết này.

Mặt khác, Quốc hội còn phê chuẩn khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật đất đai nhằm đổi mới và nâng cao hiệu lực pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo mọi hoạt động sử dung đất phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch.

Quốc hội giao Chính phủ phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia, chỉ đạo hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương; hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Sau khi biểu quyết về Nghị quyết kế hoạch sử dụng đất nêu trên, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự án Luật công đoàn (sửa đổi).

Có cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa tại khu vực đồng bằng.

(Trích Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2011-2015…)

Trọng Hùng
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam