Cần giải pháp tổng thể
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tương tự, Chính phủ cũng sẽ phải ban hành một nghị định sửa đổi các văn bản tương ứng để trước mắt tháo gỡ ngay những vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN, các nhà đầu tư.
Theo phân tích của ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Nghiên cứu kinh tế vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), để làm được điều này, việc cần làm ngay là thống nhất được khái niệm về đầu tư, dự án đầu tư, quy trình thủ tục đầu tư ở tất cả các văn bản có liên quan. Hiện tại, khái niệm này vẫn đang “vênh nhau” giữa nhiều văn bản pháp luật.

“Có lẽ cần phải coi đầu tư là một phần của hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư là cách để thực hiện hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, về bản chất pháp lý và kinh tế, không nên tách rời
tách rời giữa đầu tư và kinh doanh. Như vậy, với quan điểm này, một khi DN đã được đăng ký kinh doanh ngành nghề nào đó, thì DN đã có quyền đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong ngành, lĩnh vực đó”, ông Cung bình luận và cho rằng, quy trình và thủ tục đầu tư chỉ nên áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình vì nó liên quan đến quyền sử dụng đất, quản lý nhà nước về môi trường, đô thị, sử dụng đất…

Theo các chuyên gia của Tổ công tác, có thể đưa ra mô hình về quy trình thủ tục hành chính như sau: sau khi nhà đầu tư có được chủ trương về đầu tư, hoặc địa điểm đầu tư, nhà đầu tư cần được cơ quan nhà nước xem xét giao đất hoặc cho thuê đất, tiếp đó là đăng ký về bảo vệ môi trường hoặc thẩm tra đánh giá tác động môi trường và cuối cùng là được cấp phép xây dựng. Đây là 3 thủ tục bắt buộc phải hoàn thành trước khi nhà đầu tư khởi công xây dựng công trình của dự án đầu tư.

Như vậy, đề xuất này sẽ giải tỏa ách tắc hiện nay là liệu có cần phải làm đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư có quy mô dưới 300 tỷ đồng hay không? Theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn, các loại dự án này không cần phải thực hiện bước đánh giá tác động môi trường, trong khi đây lại là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Tuy vậy, bước đánh giá tác động môi trường này không nhất thiết phải có báo cáo nghiên cứu khả thi mà chỉ tập trung vào những tác động môi trường của dự án.

Thủ tục này như một bước cam kết của nhà đầu tư và là căn cứ để cơ quan quản lý môi trường thực hiện hậu kiểm sau này. Các chuyên gia cũng đề xuất rằng, với các dự án đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp thì phần báo cáo tác động môi trường của từng dự án không cần thiết vì thủ tục này đã được thực hiện đối với dự án xây dựng khu công nghiệp với các tiêu chí, giải pháp cho cả khu.

Hơn thế, trên nguyên tắc này, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) cũng sẽ nắm chắc được những hạn chế (nếu có) đối với họ ngay từ khi đăng ký kinh doanh. Điều này sẽ chấm dứt tình trạng bất an khi nhà ĐTNN thường xuyên phải có văn bản hỏi về những khống chế dành cho mình khi bắt đầu tiến hành kinh doanh một ngành nghề nào đó. Cũng có thể nói thêm rằng, giải pháp này cũng chấm dứt tình trạng bất đồng giữa địa phương và nhà đầu tư khi diễn giải các quy định có liên quan tới hạn chế kinh doanh dành cho nhà ĐTNN.

Đặc biệt, liên quan tới phân loại về sở hữu, ông Cung đề xuất, những dự án của nhà đầu tư là DN có sở hữu trong nước trên 51% nên được coi là dự án trong nước. Như vậy, các dự án có vốn trong nước dưới 51% sẽ phải tuân thủ các quy định liên quan dành cho các dự án có vốn ĐTNN. Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, của DN 100% sở hữu nhà nước hoặc do Nhà nước bảo lãnh sẽ phải thực hiện các quy định dành cho dự án đầu tư nhà nước.
Được biết, ngay trong tháng 1/2008, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, cộng đồng DN trước khi có các đề xuất chính thức.

Nguồn: Báo Đầu tư