Cần lọc các điều kiện kinh doanh
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Được và không được kinh doanh những gì?
Cũng như kỳ họp trước, vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong Luật Đầu tư (sửa đổi) chính là việc được đầu tư kinh doanh cái gì? cái gì đầu tư kinh doanh có điều kiện; cái gì cấm đầu tư kinh doanh thì Luật chưa làm thỏa mãn sự mong đợi của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Trước tình trạng lợi dụng kẽ hở của pháp luật nhiều dịch vụ “ngủ ôm trong sáng”; “thuê vợ, thuê chồng” nảy nở song Luật không đưa vào danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đề nghị: Ngành nghề kinh doanh trái thuần phong mỹ tục trên phải được đưa vào ngành nghề cấm kinh doanh.
Còn ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) đặt vấn đề: “Tại sao chúng ta nói nhiều đến kinh doanh có điều kiện? Hiện nay, tất các luật chuyên ngành đều nêu những điều kiện kinh doanh. Đặc điểm hệ thống pháp luật của ta chưa ai nêu?”. Theo ông Lich, hiện nay pháp luật của ta quy định luật bao giờ cũng hàm chứa 3 nguyên tắc: Một là giả định; Hai là chế định; Ba là chế tài. Nhưng luật của Việt Nam thì giả định, chế định mà không có chế tài. “Do đó, khi thực thi áp dụng quy định các điều kiện thì đây là vấn đề. Thành ra vấn đề là ở hệ thống, không phải một đạo luật cụ thể. Ban soạn thảo tại sao không lọc được các điều kiện kinh doanh? Tôi cho rằng nếu chúng ta không làm triệt để thì kỳ vọng cải thiện môi trường đầu tư bằng luật này là rất khó”- ông Lịch băn khoăn.
Theo ĐB Trịnh Thị Thanh Bình (Bến Tre), cần quy định bổ sung cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về việc đầu tư kinh doanh sau khi Luật này có hiệu lực. Bà Bình nói: “Để đảm bảo kịp thời, đồng bộ cần yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, công bố các văn bản ban hành không còn phù hợp với luật này để bãi bỏ trước khi luật có hiệu lực. Bởi hiện tại có quá nhiều những văn bản quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện làm cho nhà đầu tư rất khó khăn khi tiếp cận thực hiện. Nếu như không xiết kỷ luật về ban hành văn bản hướng dẫn thi hành thì tiếp tục có tình trạng vướng tiếp do văn bản dưới Luật”.
ĐB Phan Văn Quý (Nghệ An) cho rằng, Dự thảo Luật mới liệt kê các danh mục, ngành, nghề, chưa quy định mã cụ thể cho từng ngành, nghề. Do vậy, để thống nhất với quy định của Luật Doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư khi kê khai nội dung đăng ký doanh nghiệp cần quy định rõ mã cụ thể của từng ngành nghề.
Tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”
Cho ý kiến về Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc nêu băn khoăn: Nếu không có một nguyên tắc trong Luật Doanh nghiệp về việc ưu tiên áp dụng Luật này so với các Luật chuyên ngành về các vấn đề về tổ chức, quản trị doanh nghiệp thì sẽ có nguy cơ “trăm hoa đua nở” các ngoại lệ trong pháp luật chuyên ngành dẫn tới vô hiệu hóa các nguyên tắc cơ bản trong Luật Doanh nghiệp.
Dẫn ra quy định trong dự thảo Luật Doanh nghiệp: “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp thì áp dụng quy định của luật đó”. Trong khi đó, Dự thảo Luật Đầu tư lại quy định “Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này và luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này, trừ Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật Dầu khí”, ông Lộc thốt lên: Thế này là “râu ông nọ cắm cằm bà kia” mất rồi! Từ quan điểm trên, ông Lộc đề nghị Ban soạn thảo sửa Điều 3 về áp dụng Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành như cách quy định hiện nay tại Điều 4 Dự thảo Luật Đầu tư. Đối với vấn đề nhà đầu tư nước ngoài ông Lộc cho rằng, đưa vấn đề nhà đầu tư trong nước-nước ngoài sang Luật Đầu tư là hoàn toàn hợp lý, bởi doanh nghiệp chỉ là một hình thức đầu tư bên cạnh nhiều hình thức đầu tư khác mà các nhà đầu tư trong nước-ngoài nước có thể lựa chọn.
Về vấn đề các quyền của doanh nghiệp, ông Lộc nói: “Luật Doanh nghiệp là đạo Luật nền tảng, gốc gác cho hoạt động của doanh nghiệp, Những quy định về quyền của doanh nghiệp trong Luật này có ý nghĩa như kim chỉ nam, như khung khổ ràng buộc cho các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành khi áp đặt các quy định cho doanh nghiệp. Với doanh nghiệp thì các quyền này như cái neo để họ dựa vào đó mà thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình để khiếu nại nếu lỡ bị vi phạm”.Nêu quan điểm về quản lý, trả lời báo chí hôm 10-11, ông Phúc cho rằng phải cải cách mạnh mẽ về con dấu, vì thực tế vừa qua con dấu gây phiền hà cho doanh nghiệp và tốn phí. Rồi làm giả con dấu rất đơn giản. Trách nhiệm của doanh nghiệp là phải đăng ký con dấu và nội dung con dấu với các cơ quan đăng ký kinh doanh. Nếu sau này xảy ra trường hợp con dấu giả thì sẽ căn cứ vào đăng ký này để điều tra. Lúc đó mẫu con dấu này sẽ được công khai. Và, việc này cần phải áp dụng ngay. “Khi chúng tôi làm việc với các tổ chức quốc tế như IFC thì họ cho rằng, nếu Việt Nam cải cách được thủ tục liên quan tới con dấu thì sẽ nâng được vị trí xếp hạng tín nhiệm của mình”, ông Phúc nói.Nguồn: Đại Đoàn Kết