Các doanh nghiệp lo… phá sản vì bị thu phí !
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Doanh nghiệp sẽ “chết” vì phí?

Đến thời điểm hiện nay, về việc thu phí bảo trì đường bộ, phí lưu hành phương tiện cá nhân khiến cho các DN kinh doanh vận tải tại Hà Nội như ngồi trên chảo lửa. Theo ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Giám đốc hãng taxi Hùng Vương cho rằng: Hiện nay các doanh nghiệp vận tải (DNVT) đang phải chịu quá nhiều mức phí khi hoạt động, như phí môi trường thu qua xăng dầu, phí cầu đường, tới đây có thêm phí bảo trì, phí lưu hành…

“Chúng tôi kinh doanh taxi lại đưa vào diện kinh doanh cá thể, nếu đưa phí này vào chúng tôi sẽ phá sản. Khi đưa vào kinh doanh chúng tôi đã tính toán hết các phí… Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét cho taxi chúng tôi vào diện kinh doanh vận tải hành khách công cộng. Còn nếu để nguyên như vậy thì chúng tôi sẽ bị áp lực rất lớn. Các mức phí quá cao, DN và người dân không thể chấp nhận được”. – Ông Tùng nói.

Chung quan điểm, ông Trần Quốc Khải – Chủ nhiệm HTX taxi Nội Bài đưa ra đề nghị: Nhà nước nên xem xét lại, các nước trên thế giới vận tải cộng cộng được ưu tiên, được nhà nước bù giá. Châu Âu còn bù giá 40% và trang bị xe. Tại sao các nước giá cước rẻ vì họ bù giá. Chúng ta vừa mua xe cao, đóng nhiều phí thì tất nhiên phải cước cao mới có thể đứng vững để hoạt động.

Ông Khải phân tích: “Nếu cấm xe vào tuyến phố, thì liệu có phục vụ được người dân hay không. Hành khách không đi ra xe taxi mà taxi đến nơi hành khách đợi, hay như: người già, trẻ em, phụ nữ mang thai gọi xe mà không cho vào vậy hành khách đi bằng cách nào. Tại sao xe buýt cho đi mà taxi không cho đi. Hai xe này đều là vận tải công cộng… Về việc xử phạt, các DNVT nếu xử phạt cao, các lái xe sẽ bỏ nghề và hàng trăm doanh nghiệp sẽ phá sản.

“DN chịu 3 phí xăng dầu, cầu đường,… bây giờ lại thêm phí bảo trì đường bộ, nên giảm phí bảo trì đường bộ và thu qua chip, thẻ từ hay  thu vào xăng dầu để xe nếu có hỏng hóc, nằm xưởng thì không thiệt. Và thu thì có thể thu từng tháng một chứ thu qua đăng kiểm 6 tháng, 1 năm thì lượng tiền là rất nhiều”. – Ông Nguyễn Việt Anh – Công ty Việt anh – HTX Việt Anh vận tải Bắc Nam bằng container chia sẻ.

Còn theo ông Hoàng Quang Ngọc – Giám đốc Công ty vận tải Hoàng Hà, chuyên vận chuyển hàng hóa bằng container than thở: “Các xe container của chúng tôi sẽ phải mất 1,4 triệu đồng/tháng phí bảo trì đường bộ, và phải nộp 6 tháng 1 lần qua đăng kiểm. Như vậy, 50 đầu xe của chúng tôi đều đi đăng kiểm một lần và phải nộp phí 6 tháng, thì số tiền đã lên tới vài trăm triệu, một số tiền quá lớn, cách làm này không khác nào bóp chết chúng tôi ngay lập tức”.

Về vấn đề bất cập của cách thu phí, ông Ngọc cũng cho biết:  Xe chạy nhiều và chạy ít đều phải nộp, thậm chí có xe phải đem đi sữa chữa cả tháng cũng nộp phí như vậy. “Do đó, cần phân biệt xe cá nhân và xe kinh doanh, xe kinh doanh tạo việc làm, phục vụ nhu cầu xã hội, không nên đánh đồng”. – Ông Ngọc nói.

Kiến nghị lùi thu phí đến 2013

Liên quan đến việc thu phí, ông Đậu Xuân Ngọc – Giám đốc công ty vận tải hành khách Thiên Trường đề xuất: ” Bộ Giao thông vận tải xem xét lại tất cả các loại phí, vì hiện nay các doanh nghiệp đã rất khó khăn rồi, giờ tăng thêm chi phí. Nếu có thu thì cho dời thời hạn thu phí bảo trì và phí phương tiện cá nhân theo thời gian cụ thể và có lộ trình để các doanh nghiệp theo kịp…”

Theo nhiều đại diện các DN cho rằng, nếu có thu thì phải áp dụng công nghệ hiện đại, như thu bằng chíp hoặc qua xăng dầu, để nếu có xe nào hỏng phải nằm xưởng cũng không bị thiệt, có thể thu 1 tháng hoặc xe đi đến đâu thu đến đó… Số tiền thu được phải được sử dụng đúng mục đích, mang lại lợi ích thiết thực nhất cho người dân.

Ông Trịnh Xuân Đức – Giám đốc công ty vận tải Xuân Đức đưa quan điểm: “DN chúng tôi đồng ý là thu phí, tuy nhiên thu thế nào, thu mức bao nhiêu phải có lộ trình, chứ không phải đề ra là thu luôn. Có thể cho vào giá nhiên liệu, thuế… Mức thu 1 năm 20 triệu thì làm sao đóng được, 1 xe còn được, chứ 10 xe thì làm sao? Vốn của doanh nghiệp là phải vay, mà chủ yếu là vay ngoài, không vay được của ngân hàng”.

Cũng theo ông Đức, hiện nay thu nhập người dân VN đang rất thấp nhưng lại đánh thuế và thu phí bằng nước ngoài. Sở GTVT là người cấp phép đỗ và đi vào tuyến phố cấm nhưng nhưng công an lại là người thổi còi. Tại sao vẫn có 1 số DN vẫn mua được, 1 số DN không mua được mặc dù đầy đủ thủ tục.

“Rất nhiều khách du lịch họ ở trong các khách sạn ở trong phố. Cấm xe ô tô tô thì không thể nào phục vụ được hành khách. Một đoàn khách có 20 người nếu không cho xe tô vào phải dùng 5 xe con vào đón rồi ra đi xe to như vậy hành khách không đi. Xe tô cố tình vào chỗ cấm thì bị phạt. Đề nghị Nhà nước xem xét lại vè việc cấp giấy phép”. – Ông Đức đưa ra dẫn chứng.

Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng vừa có kiến nghị gửi Bộ GTVT và các ngành chức năng xem xét lại các khoản phí, trước mắt với phí bảo trì xin cho hoãn đến 1.1. 2013, với mức thu bằng 60% mức đề xuất hiện nay. Đến năm 2014 thu phí bằng thẻ, khi đó sẽ tính lại và công bằng hơn…

Đạt Lê
Nguồn: Báo Điện tử Lao động