Châu Phi-Trung Đông: Cơ hội nhiều nhưng không dễ nắm bắt
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

– Đây là thị trường lớn xét về mức độ tiêu dùng vì có dân số lên tới hơn 1 tỉ người, nhu cầu đầu tư lớn cho một nền kinh tế đang phát triển và thị trường rất cần các thiết bị công nghệ, nguồn vốn…

Thứ hai, đây được xác định là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào có thể bổ sung cho nguồn tài nguyên đáp ứng sự phát triển của kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, quá trình hợp tác giữa Việt Nam và các nước thuộc khu vực này còn gặp nhiều cản trở do khoảng cách địa lý; sự thiếu hụt thông tin về thị trường; sự khác biệt về văn hóa; hệ thống ngân hàng của hai bên chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ; thủ tục thương mại đầu tư còn đều phức tạp và rườm rà. Điều này cản trở sự hợp tác phát triển giữa Việt Nam với các doanh nghiệp đối tác và ngược lại.

Theo tôi, chúng ta nên ưu tiên tăng cường quan hệ với các đối tác thuộc khu vực này tại 5 lĩnh vực: khai thác tài nguyên, trước hết là dầu khí; nông nghiệp và công nghiệp chế biến;  viễn thông và điện tử; dệt may và giày dép;  xây dựng và phát triển bất động sản. Ngoài ra, khả năng đẩy mạnh xuất khẩu lao động vào khu vực này cũng cần được xem xét.

Ông Gamiliel Munguambe, Đại sứ ô Mozambique tại Việt Nam

Tiềm năng hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với châu Phi là rất lớn. Đây là thời điểm thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác đối với cộng đồng doanh nghiệp hai bên. Lĩnh vực hợp tác tốt nhất là nuôi trồng thủy sản, công nghệ thông tin. Đây là lĩnh vực là thế mạnh của hai nước và có thể phát triển sau này.

Có nhiều công cụ xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Mozambique cũng như châu Phi. Trong đó, phía đối tác sẽ cung cấp sự hỗ trợ về tài chính, khuyến khích doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây.

Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Tôi cho rằng, châu Phi là thị trường tiềm năng và phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam, bởi trình độ phát triển của họ ngang với Việt Nam.

Ngoài lĩnh vực viễn thông, thị trường này cũng có nhiều cơ hội phát triển cho ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng. Nếu doanh nghiệp nào mạnh dạn đầu tư các lĩnh vực này, tôi nghĩ khả năng thành công là rất cao.

Khó khăn khi đầu tư vào thị trường châu Phi, Trung Đông chính là rủi ro chính trị. Khi đã làm với châu Phi và Trung Đông, quan hệ với chính phủ, chính quyền là cực kỳ quan trọng. Ngoài ra, còn khó khăn về sự khác biệt văn hóa, thời tiết… Tuy nhiên, mọi khó khăn đều có thể giải quyết được nếu doanh nghiệp thực sự quyết tâm và mạnh dạn đầu tư.

Một khó khăn không thể không kể tới là việc thanh toán. Các nước châu Phi còn nghèo nên ngoại tệ không nhiều. Hơn nữa, phía Việt Nam chưa có ngân hàng nào mở chi nhánh tại thị trường này nên còn nhiều khó khăn trong thanh toán. Để giải quyết khó khăn đó, ta có thể nghĩ tới việc hàng đổi hàng.

Hà Đăng Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tài Anh

Ở châu Phi và Trung Đông, doanh nghiệp đối tác chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi chúng ta xuất một lượng hàng sang tiêu thụ tại thị trường này, không có doanh nghiệp lớn nào có thể thu mua hết lượng hàng hóa đó. Chính vì thế, doanh nghiệp thường phải nhập qua nhà nước.

Muốn làm ăn lớn tại thị trường này, cần phải lập kho hàng và thực hiện bán lẻ cho từng doanh nghiệp để dễ dàng trong khâu thanh toán và tiêu thụ.

Để khắc phục khó khăn, chúng tôi đã mở chi nhánh và lập xưởng sản xuất để thu mua gỗ nguyên liệu và xẻ thành gỗ hộp để chuyển về nước. Đồng thời làm đầu mối để xuất hàng sang đó.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online