Chi phí logistics Việt Nam vẫn còn quá cao
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều các nước trong khu vực, cao gấp gần 2 lần các nước phát triển và cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%.

Cắt giảm chi phí logistics đang là chủ đề mà Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Diễn đàn Logistics 2020 với chủ đề “Cắt giảm chi phí logistics nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế “.

Sáng 26/11, tại Khách sạn Melia, Hà Nội đã khai mạc Diễn đàn Logistics Việt Nam là sự kiện thường niên lớn nhất về ngành dịch vụ logistics, thu hút sự quan tâm và tham dự của hơn 50 tổ chức quốc tế cùng đại diện các Bộ, ban, ngành và hơn 400 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, sản xuất và xuất nhập khẩu.

Diễn đàn Logistics Việt Nam 2020 được tổ chức trong bối cảnh có nhiều đặc điểm mới. Việc triển khai và ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, RCEP đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực năng cao sức cạnh tranh.

Với chủ đề “Cắt giảm chi phí logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,  cắt giảm chi phí logistics đang là chủ đề mà Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp quan tâm nhằm giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đồng thời phục hồi đà tăng trưởng bị sụt giảm do tác động của dịch Covid-19.

Phát biểu tại Diễn đàn, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, ngành logistic Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á, với mô 40 – 42 tỷ USD. Tuy nhiên, chi phí logistics  còn cao, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.  Với mục tiêu đến năm 2025 xây dựng Hà Nội là trung tâm lớn về giao thương của cả nước và khu vực, TP đã đề ra nhiều giải pháp nhằm quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ, trong đó có hạ tầng logistics.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc ví von, ngành logistics giống như bánh xe của cỗ xe kinh tế đang hoạt động không ngừng nghỉ, Việt Nam đang trên xa lộ hội nhập quốc tế với nhiều FTA thế hệ mới đã đi vào thực thi, càng đòi hỏi cỗ xe kinh tế mạnh hơn, đi nhanh hơn và một trong những động lực quan trọng đó chính là một ngành logistics phát triển, có năng lực cạnh tranh quốc tế cao hơn.

Trong những năm gần đây, hệ thống pháp luật liên quan ngành logistics đã có nhiều bước phát triển đáng kể; loại bỏ những nút thắt về mặt thể chế, thúc đẩy phát triển ngành logistics nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung.

“Không một nền kinh tế nào có thể phát triển được nếu thiếu đi lực đẩy của hoạt động logistics”, ông Lộc khẳng định. Đây cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng cao với 14%/năm. Đến hết năm 2019, thị trường logistics đã có sự tham gia của hơn 4.000 DN trong nước.

Nhưng thẳng thắn thừa nhận, với hơn 4.000 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, thách thức lớn nhất là chi phí logistics tại Việt Nam còn cao. Dẫn số liệu thống kê của Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), ông Lộc cho biết, chi phí dịch vụ logistics tại Việt Nam tương đương 20,9% GDP, cao hơn nhiều các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, và cao gấp gần 2 lần các nước phát triển, cao hơn mức bình quân toàn cầu là 14%. 

Trong chi phí logistic tại Việt Nam, chi phí vận tải quá cao, tương đương 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp.

Ông Lộc chỉ ra 3 vấn đề cần phải cải thiện về logistics, gồm cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính và kết nối giữa các doanh nghiệp trong nước. Tổng chiều dài đường cao tốc đang vận hành chưa đến 2.000km, trong khi có tới 80% lượng hàng hóa của DN vận chuyển bằng đường bộ.

Hệ thống đường sắt trong nước còn lạc hậu, thiếu kết nối; đường thủy nội địa cũng chưa được khai thác hiệu quả. Chi phí không chính thức về thủ tục hành chính còn phổ biến, sự kết nối giữa các DN trong nước với các DN nước ngoài còn lỏng lẻo, và cũng như thực tế chung, khối FDI vẫn là chủ đạo.

Đến nay, thị phần dịch vụ logistics của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn do các DN nước ngoài, DN trong nước chỉ chiếm 25% thị phần.

Do đó, việc tăng cường kết nối và hình thành được hệ sinh thái cộng sinh với nhau với các DN FDI là vô cùng cần thiết để khơi thông dòng chảy logistics, thúc đẩy hình thành các dịch vụ  môi giới trung gian trong ngành logistics. Việc hình thành các dịch vụ môi giới trung gian sẽ giúp các DN tối ưu hóa hiệu quả hoạt động vận tải hàng hóa.

Ngoài ra, trong thời đại số hóa, ngành logistics cần thúc đẩy ứng dụng công nghệ trong đổi mới sáng tạo, giu0ps DN giảm chi phí vận hành, tăng sức cạnh tranh.

Một số liệu của Ngân hàng Thế giới gần đây, khoảng 70% xe chở hàng chấp nhận chạy không tải chiều về do không tìm được khách hàng. Điều này rất lãng phí, cũng lâ nguyên nhân khiến cho chi phí logistics của DN trong nước rất thiếu tính cạnh tranh.