Chỉ thương hiệu lớn ngành dệt may mới có đơn hàng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Còn lại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang thiếu việc làm do đơn hàng bị thu hẹp. Không ít doanh nghiệp buộc phải đóng cửa, sa thải công nhân, thậm chí chủ doanh nghiệp đã bị tạm giữ vì định “bỏ của chạy lấy người”.

Vì thế, “tồn tại” là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh đi xuống chung của ngành dệt may toàn cầu. Các doanh nghiệp đều cố gắng tìm kiếm hợp đồng, chấp nhận lợi nhuận thấp, kể cả hoà vốn miễn là ổn định sản xuất và đảm bảo việc làm cho người lao động.

Về phía Bộ Công Thương, Bộ cũng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để “giải cứu” ngành dệt may. Ngoài việc trình Thủ tướng Chính phủ dành 1% kim ngạch xuất khẩu để hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ cũng đề nghị chưa áp dụng thuế VAT trên thiết bị nhập khẩu và trên hoạt động ủy thác gia công xuất khẩu.

Về tài chính, Bộ Công Thương kiến nghị dành 20-25 tỷ đồng cho Hiệp hội Dệt may tổ chức các chương trình xúc tiến xuất khẩu vào châu Phi, Nhật Bản, Đông Âu, Nam Mỹ… nhằm mở rộng thị trường.

Ngoài ra, Bộ cũng đề nghị Chính phủ “nới lỏng” các chính sách khác như cho phép các doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa được sử dụng toàn bộ số tiền chuyển quyền sử dụng đất khi di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi thành phố để tái đầu tư phát triển…

Phan Hùng
Theo Vietnamnet