Chính sách ôtô: Nhìn từ một trường hợp cụ thể
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Hệ quả là ngành công nghiệp ôtô VN không phát triển và đạt được những yêu cầu như mục tiêu chiến lược đã đề ra. Bản thân các DN thì chán nản và mệt mỏi vì phải thường xuyên thay đổi kế hoạch, trong đó có cả nhiều kế hoạch đầu tư dài hạn.

Trong trường hợp này, chúng tôi chỉ đề cập đến việc đề xuất nới lỏng điều kiện nhập khẩu mới đây của Tổng cục Hải quan.

Khi ngành sản xuất yếu

Mặc dù rất được coi trọng và đã có chiến lược, định hướng phát triển rõ ràng, nhưng trên thực tế ngành công nghiệp ôtô VN được đánh giá là quá yếu trong khu vực. Nói là ngành công nghiệp nhưng vẫn mang nặng tính nhập khẩu, lắp ráp đơn giản, ít chú trọng đầu tư cho sản xuất, bao gồm cả sản xuất linh kiện và phụ tùng. Và xu hướng được dự báo trong thời gian tới vẫn chủ yếu là nhập khẩu, nhất là nhập khẩu từ các nước trong khu vực Asean như Thái Lan, Indonesia, Philipines….

Để minh chứng cho điều này, có thể thấy xu hướng nhập khẩu nêu trên được chính những DN liên doanh trong nước chủ động lựa chọn, xem như là một xu hướng phát triển mới. Nếu như cách đây 5 năm về trước, nhiều DN liên doanh ôtô thường hay công bố những dự định đầu tư lớn hay các dự án chuẩn bị đầu tư, đang đầu tư nhằm gia tăng nội địa hoá, mở rộng đầu tư tại VN. Nhưng dần dà, nhất là thời gian gần đây, những công bố như vậy cứ ít dần hoặc họ từ bỏ ý định mà chuyển hướng sang các thị trường khác. Song hành với xu hướng dịch chuyển đầu tư, hầu hết các liên doanh sản xuất, lắp ráp trong nước đều tuyên bố tiến hành nhập khẩu xe nguyên chiếc ( Cùng kinh doanh song song với xe lắp ráp trong nước). Như vậy, điều mà chúng ta dễ nhìn thấy được rõ ràng là khi ngành sản xuất, lắp ráp yếu – mà nguyên nhân chính là sự thay đổi chính sách, thiếu tính ổn định, lâu dài – thì việc các DN lắp ráp trong nước chủ động, tập trung vào nhập khẩu là điều đương nhiên sẽ diễn ra.

Siết chặt và nới lỏng

Việc nới lỏng Thông tư 20 nhằm mục dích tăng thu ngân sách là không phù hợp, chưa chắc đạt mục tiêu, nhưng lại ảnh hưởng đên sự thay đổi chính sách.

Bản thân việc cho phép nhập khẩu xe mới và xe cũ cũng đã từng nổ ra không biết bao nhiêu cuộc tranh luận gay gắt, có cả sự tham gia quyết liệt của các liên doanh sản xuất, lắp ráp trong nước. Khi các DN được tiến hành nhập khẩu xe cũ và mới thì lại nảy sinh những cuộc tranh luận, phân tích ầm ĩ về mức thuế nhập khẩu, việc ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô. Một điều cũng cần phải nhấn mạnh là bản thân các liên doanh sản xuất, lắp ráp trong nước ban dầu phản ứng rất quyết liệt về việc cho phép xe nhập khẩu, nhưng rồi đến những năm gần đây, chính họ cũng tham gia tiến hành nhập khẩu xe chính hãng. Có những thời điểm mức thuế xe nhập khẩu nguyên chiếc thấp, ở mức 60% đã giúp xe nhập khẩu tăng lượng tiêu thụ đột biến, cạnh tranh gần như ngang ngữa với xe lắp ráp trong nước. Nhưng khi mức thuế nhập khẩu tăng vọt lên hơn 80% thì xe nhập khẩu lại “thất thế” và trở về với mức tiêu thụ chỉ bằng khoảng 1/3 so với xe lắp ráp trong nước. Dù vậy, đây cũng là một nhánh quan trọng của thị trường ôtô và cơ hội này các DN sản xuất, lắp ráp trong nước khó đứng ngoài cuộc. và khi họ đã vào cuộc thì lại có thêm những “điều kiện” ra đời, hay nói cách khác là siết chặt các quy định điều kiện nhập khẩu.

Sự ra đời của Thông tư 20/2011/TT- BCT ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thương có thể xem như một hàng rào kỹ thuật được dựng lên nhằm “cấm cửa” các loại xe chở người dưới 10 chỗ ngồi loại mới nhập khẩu không chính hãng. Mục tiêu của Thông tư nhằm làm trong sạch thị trường, loại bỏ tình trạng gian lận thương mại (chủ yếu qua giá tính thuế) và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng.

Có nhiều quan điểm cho rằng, việc ra đời Thông tư 20 tạo điều kiện quá thuận lợi cho các liên doanh trong nước, nhưng điều quan trọng nhất, như mục đích ra đời là thực sự cần thiết, phục vụ cho mục tiêu chung, lâu dài. Và vì vậy, việc sửa đổi, nới lỏng Thông tư này như đề xuất mới đây của Tổng Cục hải quan nhằm tăng thu ngân sách không nên thực hiện, tránh việc thường xuyên thay đổi chính sách về một lĩnh vực cụ thể, tạo lực  cản, ảnh hưởng đến tâm lý, mục tiêu đầu tư sản xuất, kinh doanh của các DN như lời của một th nh viên Vama tâm sự.

Bảo Nguyên
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp