Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài DN phải theo giá thị trường
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Quy định trên được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư số 220/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11-7-2013 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Không được sử dụng tài sản đi mượn để đầu tư ra ngoài DN

Về hoạt động đầu tư vốn ra ngoài DN, Thông tư quy định cụ thể như sau: DN thực hiện hoạt động đầu tư vốn ra ngoài DN theo quy định tại các Điều 29, 30, 31, 32, 33 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP. Trong đó: DN không được sử dụng tài sản do DN đang đi thuê hoạt động, đi mượn, nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận bán đại lý, ký gửi để đầu tư ra ngoài DN.

Trường hợp đối với các khoản đầu tư ra ngoài DN, khi DN được nhận số lượng cổ phiếu do các công ty cổ phần phát hành mà không phải thanh toán tiền (kể cả số lượng cổ phiếu đã nhận được đang theo dõi bằng số lượng trong thuyết minh báo cáo tài chính định kỳ theo quy định), DN phải theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của DN.

DN thực hiện chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP và theo hướng dẫn sau: Phương thức chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài DN, việc chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài DN tại công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do DN nắm giữ 100% vốn điều lệ để chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thực hiện theo hình thức đấu giá công khai hoặc thảo thuận trực tiếp quy định tại Thông tư này.

Việc chuyển nhượng các khoản vốn đầu tư ra ngoài DN phải theo nguyên tắc giá thị trường tại thời điểm bán. Trong đó: Trường hợp giá chuyển nhượng dự kiến sẽ thu được sát với giá thị trường, nhưng vẫn thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán của DN, nếu DN đã thực hiện trích lập dự phòng theo quy định và khoản trích lập dự phòng bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa giá bán dự kiến thu được so với giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định chuyển nhượng để thu hồi vốn đầu tư ra ngoài. 

Trường hợp khoản trích lập dự phòng vẫn thấp hơn chênh lệch giữa giá trị khoản đầu tư ghi trên sổ kế toán với giá trị chuyển nhượng dự kiến thu được thì Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải báo cáo Chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi thực hiện chuyển nhượng.

Tiền thu về chuyển nhượng các khoản đầu tư ra ngoài DN sau khi trừ giá trị vốn đầu tư ghi trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp, chi phí chuyển nhượng và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định, số tiền còn lại DN hạch toán vào kết quả kinh doanh của DN.

Bảo toàn vốn chủ sở hữu

DN có trách nhiệm thực hiện bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu tại DN theo quy định tại Điều 34 của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP.

Căn cứ vào chỉ tiêu lãi, lỗ của DN theo báo cáo tài chính quý, năm để đánh giá mức độ bảo toàn vốn của DN.

Đối với DN có lãi hoặc không lỗ, mức độ bảo toàn vốn của DN được xác định theo cách tính Vốn chủ sở hữu của DN tại thời điểm báo cáo chia cho Vốn chủ sở hữu của DN cuối kỳ trước liền kề với kỳ báo cáo.

Khi xác định hệ số bảo toàn vốn theo quy định nêu trên, DN phải loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến sự thay đổi vốn trong kỳ báo cáo như: vốn nhà nước đầu tư bổ sung cho DN, vốn nhà nước điều chuyển từ nơi khác đến.  

Trường hợp DN kinh doanh thua lỗ (không bảo toàn được vốn), Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phải có báo cáo gửi chủ sở hữu và Bộ Tài chính về nguyên nhân thua lỗ không bảo toàn được vốn. Chủ sở hữu căn cứ tình hình lỗ của doanh nghiệp quyết định thực hiện giám sát tài chính hoặc giám sát tài chính đặc biệt đối với doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Việc xử lý lỗ của DN thực hiện theo quy định của Pháp luật thuế TNDN hiện hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-2-2014 và áp dụng cho năm tài chính từ năm 2013 trở đi.

Theo Báo Hải Quan