Cần khai thông cơ chế hỗ trợ lãi suất
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, trong thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề cần phải tập trung tháo gỡ để chủ trương của Chính phủ phát huy hiệu quả tối đa, tránh việc khách hàng và ngân hàng lợi dụng chủ trương này để trục lợi.

Đảo nợ sẽ là một hiện tượng tất yếu vì quy định chỉ hỗ trợ lãi suất cho khoản vay phát sinh từ 1-2-2009 trở đi. Dù không có chính sách hỗ trợ lãi suất, hiện tượng đảo nợ vẫn xảy ra vì lãi suất cơ bản giảm sâu và nhanh trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009.

Đối với người kinh doanh, trong thời buổi cực kỳ khó khăn này, tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó. Họ đã “gồng mình” gánh lãi suất cao để tồn tại, do đó khi lãi suất hạ, không có lý do gì họ không tìm mọi cách hưởng lãi suất thấp hơn để “dễ thở” hơn, để bù đắp lỗ lã. Đây là một lý do rất chính đáng.

Để giải quyết hiện tượng này, có hai cách cần cân nhắc lựa chọn:

Một là, chấp nhận sự đảo nợ. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đảo nợ sẽ không gây ảnh hưởng xấu vì sẽ biến gói kích cầu thành gói cứu trợ tài chính cho các ngân hàng thương mại (NHTM) và như vậy cũng dẫn đến tác dụng kích cầu.

Theo ông Nghĩa, khi doanh nghiệp trả được nợ cũ thì NHTM có thể cho vay mới, tài chính của NHTM sẽ lành mạnh hơn vì được khách hàng thanh toán đầy đủ. Về phía doanh nghiệp, đảo nợ để có vốn duy trì được hàng vạn công ăn việc làm thì không khác gì được cấp cứu kịp thời qua cơn nguy kịch. Nếu không cho đảo nợ thì chẳng khác nào tiếp tay cho các “dịch vụ đảo nợ” đang hoạt động lén lút (nhưng công khai) “cắt cổ” người kinh doanh với lãi suất vay nóng cực cao.

Quyết định 131 thiên về kích cầu đầu tư, bỏ qua một nhân tố tối quan trọng của thị trường, đó là cầu tiêu dùng. Trong khi cầu tiêu dùng đang ảm đạm bởi sức mua kém thì chỉ thiên về kích cầu đầu tư liệu có giúp cho tăng trưởng kinh tế?

Trong tình cảnh “chẳng đặng đừng” này, người kinh doanh đành chấp nhận vừa bị kẻ cho vay lãi nặng “chặt đẹp” để lấy tiền trả vào ngân hàng, vừa bị ngân hàng “tận thu” phí trả nợ trước hạn.

Rốt cuộc, phần được Chính phủ hỗ trợ còn lại không đáng kể sau khi trừ các chi phí “chẳng đặng đừng” nói trên.

Như vậy, một cơ chế đảo nợ hợp pháp để giảm bớt gánh nặng lãi suất cho người kinh doanh là một việc nên làm không những trong thời buổi hiện nay mà là một yêu cầu của thực tiễn để thị trường vốn vận hành thông suốt, giảm bớt hệ quả xấu từ mặt trái của nó.

Hai là, chấp nhận hỗ trợ lãi suất cho tất cả các khoản vay đủ điều kiện quy định nhưng phát sinh trước 1-2-2009. Chúng tôi thấy những khoản vay này không có lý do gì lại không được hỗ trợ vì nó đã và đang tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Cách này giải quyết ổn thỏa cả hai vấn đề: ngân hàng không phải đối phó với hiện tượng đảo nợ bất hợp pháp, tài chính không bị ảnh hưởng lớn vì lãi suất cho vay mới giảm thấp, hạn chế được rủi ro đạo đức do sự thông đồng giữa khách hàng và nhân viên để trục lợi…; người kinh doanh đỡ mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém cho các dịch vụ đảo nợ và phí trả nợ trước hạn, yên tâm dành thời gian cho sản xuất-kinh doanh.

Quyết định 131 thiên về kích cầu đầu tư, bỏ qua một nhân tố tối quan trọng của thị trường, đó là cầu tiêu dùng. Trong khi cầu tiêu dùng đang ảm đạm bởi sức mua kém thì chỉ thiên về kích cầu đầu tư liệu có giúp cho tăng trưởng kinh tế?

Chính phủ các nước đang đổ nhiều tỉ đô la để kích thích tiêu dùng song song với các gói cứu trợ sản xuất. Đã đến lúc chúng ta cần thực hiện giải pháp kích cầu tiêu dùng song song với kích cầu đầu tư. Vì vậy, các khoản vay tiêu dùng cá nhân, hộ gia đình nên được loại khỏi danh mục các đối tượng không được hỗ trợ lãi suất. Như vậy, kích cầu tiêu dùng cũng chính là giúp cho người kinh doanh tiêu thụ được sản phẩm, từ đó chính sách kích cầu đầu tư mới phát huy hiệu quả.

Những vấn đề nói trên, nếu được khai thông, thì khối lượng tín dụng được hỗ trợ lãi suất 640.000 tỉ đồng mới khả thi.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài gòn