Công nghệ bảo mật thông tin: Những lỗ hổng từ chính sách
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Bất cập trong quản lý

Trên thực tế hành vi vi phạm của nhiều đối tượng chỉ là tò mò với óc tưởng tượng và tham vọng chinh phục công nghệ cao nhưng lại là hành vi phạm luật. Bên cạnh đó có nhiều trường hợp hành vi phạm pháp được chuẩn bị chu đáo. Quản lý và ngăn chặn các dạng tội phạm công nghệ cao đang là vấn đề gây bức xúc trong dư luận đòi hỏi các cơ quan chức năng cần tích cực vào cuộc. Ông Nguyễn Thanh Hải – Chánh Thanh tra Bộ Thông tin & Truyền thông cho biết, thời gian gần đây tội phạm công nghệ cao xảy ra khá nhiều, đối tượng vi phạm cũng đa dạng hơn chứ không chỉ là đối tượng được đào tạo cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông. Có đối tượng chỉ là thành phần nghiệp dư song hậu qủa để lại cho xã hội là không nhỏ và cũng làm cơ quan chức năng đau đầu.

Hiện các chế tài xử lý vi phạm này gồm: Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện; Nghị định 55 của Chính phủ về quản lý và sử dụng Internet cũng có quy định một số hành vi vi phạm xử phạt hành chính về tội phạm công nghệ cao. Trong BLHS cũng đã có một số điều quy định về tội phạm máy tính, nhưng chỉ sau khi đã xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành thì mới xử lý hình sự.

Tuy nhiên theo ý kiến của các chuyên gia công nghệ thông tin thì các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực này vẫn chưa đầy đủ. Hình thức xử lý đưa ra có những điểm chưa phù hợp. Ví dụ với đối tượng vi phạm là học sinhT, sinh viên thì việc xử phạt với mức tiền từ 1 triệu trở lên thì không phải là nhỏ. Bởi đối tượng này khi phạm tội chưa có ý thức đầy đủ về hành vi và hậu quả do việc làm phạm pháp của mình gây ra. Đa phần khi đối tượng này vi phạm thì người đứng ra nộp phạt lại là …phụ huynh!

Năm 2008 sẽ “nóng” ở các C.ty chứng khoán?

Trao đổi với PV,  Ông Nguyễn Tử Quảng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bkis (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết trong năm 2007, các công ty chứng khoán chưa thực sự quan tâm đến lỗi bảo mật và hệ thống bảo mật của mình. Thậm chí nhiều Ngân hàng lớn cũng chưa thực sự đảm bảo tuyệt đối mức độ bảo mật và lỗi bảo mật trong hệ thống của mình.

Còn đối tượng vi phạm thì không ngừng… đa dạng, nhiều khi do các đối tượng không có ý thức, chưa thấy được tác hại gây ra. Một số vụ vi phạm vừa qua do học sinh, sinh viên, khi xử phạt, gia đình cố gắng nộp tiền chứ các đối tượng chưa có khả năng nộp phạt. Hình thức xử phạt 10 triệu đồng, thậm chí 2-3 triệu có thể coi là nặng nhưng hậu quả thì khác xa. Với tốc độ phổ cập Internet được biết phía Bộ chủ quản sẽ tăng cường hướng dẫn cho các Sở BCVT các địa phương vào cuộc và đưa ra giải pháp phù hợp, đồng bộ.

Ông Hải cũng cho rằng để ngăn chặn, phòng ngừa đối tượng này vi phạm cần hoàn thiện cơ chế chính sách, chế tài xử phạt, thông qua việc xem lại trong những quy định cũ cần bổ sung sửa đổi thì bổ sung, nếu không sẽ đưa vào quy định xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này trong nghị định mới. Bộ sẽ đưa ra dự thảo sơ bộ, ban soạn thảo sẽ bắt tay vào việc. Giải pháp thứ hai là tăng cường thanh tra, kiểm tra. Hiện nay lực lượng thanh tra chuyên ngành của Bộ cũng như của Sở còn mỏng do đó cần có sự phối với với các cơ quan đơn vị liên quan.

Lâu nay, “firewall” bức tường lửa được các nhà quản lý, người quan tâm đến công nghệ dùng như một thuật ngũ bảo vệ, và làm lá chắn chống lại hành vi xâm nhập. Thiết nghĩ để tự bảo vệ mình trong cơn lốc công nghệ thông tin, và sự “lên tay” của tội phạm công nghệ cao, mỗi cơ quan cần có một “bức tường lửa” về công nghệ của mình. Đã có nhiều ý kiến cho rằng cần có đội ngũ cảnh sát mạng chuyên biệt, như cảnh sát môi trường chẳng hạn. Tài nguyên môi trường là cái có thể nhìn thấy, và có giá trị, song tài nguyên mạng tuy là “ảo” song lại rất thực và cần bảo vệ…

Nguồn: Báo Đời sống và pháp luật