Đằng sau con số 71%
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ nộp thuế là thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước và với tính chất đó lẽ ra doanh nghiệp phải được ngành thuế phục vụ với điều kiện thuận lợi nhất, nhưng ý kiến trả lời của doanh nghiệp đối với các nội dung khảo sát vẫn bộc lộ nhiều vấn đề đáng phải quan tâm.

Có đến 92% doanh nghiệp đánh giá pháp luật thuế có sự chuyển biến tích cực trong năm năm qua, một tỷ lệ rất cao ghi nhận nỗ lực cải cách luật lệ ở cấp Quốc hội và Chính phủ. Trong khi đó, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đối với nỗ lực của ngành thuế lại không được tốt như thế.

Cụ thể, cứ hai doanh nghiệp được điều tra thì có một doanh nghiệp cho biết có thể tiếp cận dễ dàng văn bản pháp luật, chính sách thuế. 58% cho rằng các thông tin về thủ tục hành chính thuế là đơn giản và dễ hiểu. Đồng thời số doanh nghiệp từng gặp vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin về chính sách, pháp luật thuế rất cao, chiếm đến 7/10. Số doanh nghiệp gặp phải phiền hà trong việc thực hiện thủ tục hành chính thuế cũng không ít – 49%.

Ngoài ra, hơn một nửa số doanh nghiệp ghi nhận công chức thuế có thái độ giao tiếp lịch sự, đúng mực và có chuyên môn nghiệp vụ tốt trong việc kê khai thuế, quyết toán thuế. Tuy số đánh giá tốt là quá bán, nhưng việc có đến 32% các doanh nghiệp cho biết phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thuế và khoảng 40% cho rằng họ sẽ bị phân biệt đối xử nếu không chi trả chi phí không chính thức, cũng phần nào lý giải được vì sao vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa có thiện cảm với cán bộ ngành thuế.

Có thể thấy, kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với ngành thuế một mặt ghi nhận một số tiến bộ trong cải cách của ngành, nhưng nó cũng bộc lộ những vấn đề đáng quan tâm.

Trước hết, việc có đến gần một phần ba số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức, hay nói trắng ra là hối lộ cho cán bộ ngành thuế, và đến 40% lo ngại nếu không hối lộ thì sẽ bị phân biệt đối xử, là tình trạng rất đáng báo động.

Việc đưa và nhận hối lộ giữa doanh nghiệp và cán bộ thuế có thể rơi vào một trong hai tình huống: cán bộ thuế cố tình sách nhiễu, làm khó để vòi tiền doanh nghiệp; hoặc doanh nghiệp có vi phạm nào đó về thuế và đưa hối lộ để được cán bộ thuế “bỏ qua”. Nếu điều này xảy ra, đó là thiệt hại cho nguồn thu ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng với doanh nghiệp tuân thủ tốt luật lệ.

Thứ hai, số doanh nghiệp đánh giá tốt về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ thuế chỉ có 52% là điều ngành thuế phải suy nghĩ. Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây phiền hà cho doanh nghiệp. Và cuối cùng, việc doanh nghiệp đánh giá cao nỗ lực cải cách ở cấp vĩ mô, nhưng đánh giá thấp hơn về kết quả hoạt động của ngành thuế, cho thấy vẫn còn khoảng cách lớn giữa chủ trương, chính sách và việc thực hiện. Khoảng cách này có thể do trình độ chuyên môn của cán bộ ngành thuế, nhưng có thể cũng nằm ở con số về tỷ lệ doanh nghiệp phải hối lộ và lo sợ bị phân biệt đối xử nếu không chịu hối lộ.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online