Đề án tái cơ cấu kinh tế kiểu "tái phạm" tư duy ?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Một bản đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế lúc này là cần thiết nhưng cần phân tích và mổ xẻ từng vấn đề cụ thể tái cái gì và lộ trình thực hiện. Các chuyên gia kinh tế chính trị xã hội đều cho rằng nhìn tổng thể bản đề án thì được gọi là tái cấu trúc toàn hệ thống nền kinh tế, cái gì cũng đưa vào diện cần tái vì cái gì cũng bất ổn? Nhưng nếu tách bạch mổ xẻ nó ra thì trong bản đề án này không có gì đổi mới cả,phải chăng chỉ là “thay đổi” cách gọi bản “kế hoạch” thì phù hợp hơn vì không thấy bóng dáng của sự đột phá dùng thuốc đặc trị để cắt cơn bệnh “cấp tính”,Điều kiện cần và đủ để thực hiện được mục tiêu ổn định nền kinh tế là phải nhìn thẳng vào thực tế, thấy cái bất ổn về tư duy và cần sự “đột phá“ dũng cảm cởi cái áo choàng hào nhoáng và vô tác dụng đi để thực hiện xây dựng tư duy mới thật đột phá và “cụ thể”, công khai, thẳng thắn với mục tiêu chung của toàn xã hội, còn khi thực hiện một bản đề án mới mà lại vẫn giữ cái tư duy đã nhiều năm đem lại sự bất ổn và bất hợp lý, có phần ngược với quy luật kinh tế tư nhiên có phải lại là sự “tái phạm”, lập lại những lối mòn tư duy cũ e rằng sẽ phản tác dụng và mất thời gian, phí công sức,khó thành công ?

Có ý kiến cho rằng khi vận hành thực hiện bản đề án này không khéo sẽ là quy trình làm ngược lại những vấn đề cần làm cái cần được đổi mới đi không thực hiện nhiều khi lại mắc “tái phạm” những vấn đề bất ổn trên nền tảng tư duy cũ nhưng trên tinh thần lại là đổi mới vì vậy không biết hậu quả sẽ tới đâu và nó đi ngược quy luật của tự nhiên, có thể mất rất nhiều thời gian mà hiệu quả thực hiện sẽ chỉ là con số 0?chắc chắn sẽ khó thực hiện thành công? câu hỏi vì sao? với tại làm sao? lại bỏ ngỏ .

Trước hết ta phải thấy cần “tái” cái gì và vì sao phải “tái” ? .

– Nhìn thấy sự bất ổn của nền kinh tế trong nước và đối phó với khủng hoảng của kinh tế toàn cầu , kinh tế khu vực suy thoái, để khắc phục những cái yếu kém nội tại của nềnkinh tế.

Tại thời điểm hiện tại của nền kinh tế sự hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh khó là cần thiết. Nhưng nhìn ở góc độ tái cơ cấu cơ chế phân bố nguồn lực thì chính tình thế nền kinh tế hiện nay buộc ta phải thay đổi nội tại, không còn con đường nào khác là phải tái cơ cấu nền kinh tế.

Trong rất nhiều giải pháp để cải cách kinh tế và phần lớn các giải pháp đều được thực hiện những lúc đặc biệt khó khăn và phải thực hiện. Nghĩa là,không cần bổ sung thêm tiền, bộ máy Nhà nước cũng không cần phải “phình to” những khoản chi tiêu phục vụ cho tái cấu trúc .Nhưng vấn đề cốt lõi là phải xóa đi tư duy quản lý cũ? Cái lối mòn của quan niệm cái gì cũng là của nhà nước, vai trò chủ đạo và tiên phong nhưng thực tế hiệu quả lại rất kém vì có nhiều “lỗ hổng “ để tham nhũng và tiêu cực do xuất phát điểm từ tư duy sở hữu nhà nước là của chung mà “cha chung không ai khóc “ vì vậy khi thực hiện rất kém hiệu quả.Hơn nữa từ khái niệm này dẫn đến khi áp dụng thì “thành tích là cá nhân, còn vi phạm, sai phạm lại là tập thể ” ….. ?

Câu nói rất đúng và cũng rất trúng của nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường GS Đặng Hùng Võ phát biểu tại diễn đàn DN & phát triển năm 2010 đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị “ hai lĩnh vực dễ tham nhũng nhất và tham nhũng nhiều nhất đó là DNNN và đất đai “Và xét cho cùng vì hai cái khối tài sản này luật pháp quy định là thuộc “sở hữu nhà nước “.Vì vậy cần làm rõ nếu sở hữu tài sản của nhà nước thì vấn đề cần làm rõ quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đang quản lý và kinh doanh bằng nguồn vốn ấy ra sao là vấn đề cần phải tái ? Thứ hai là không phân biệt các TPKT với nhau anh nào là chủ đạo ? là then chôt mà phải thực hiện quyền và nghĩa vụ song hành đối với tất cả các TPKT . Phải tạo môi trường bình đẳng trong kinh doanh thì mới nâng sức cạnh tranh và hiệu quả ….

Trách nhiệm của người đứng đầu về thua lỗ hay lợi nhuận thu về trong quá trình kinh doanh , có nghĩa là phải công khai và minh bạch nguồn vốn và tài sản kinh doanh ?

Trước hết để thể hiện được điều này cần tái ngay về thể chế hiện hành, đổi mới tư duy nếu cứ như cũ thì thực hiện tái cơ cấu sẽ không khả thi? Hầu hết, các ý kiến đều đòi hỏi phải cải cách thể chế trước tiên, phải thay đổi tư duy rồi tiến đến thực hiện và hành động đổi mới cách làm .

Một chuyên gia kinh tế có nhiệm vụ hoàn thành nội dung bản đề án nói rằng vấn đề thể chế thì mênh mông lắm.Chúng ta vẫn đang vận hành nền kinh tế trong thể chế này, đằng sau đó là một hệ quan điểm về xây dựng kinh tế xã hội, đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng.

Nhưng dù có mênh mông thì khi quản lý một nền kinh tế cần phải có quan điểm và tư duy quản lý đồng thuận, phù hợp với quy luật phát triển và nếu cái tư duy cũ nó không phù hợp nữa thì phải thay đổi tư duy, đưa ra quan điểm mới, để xây dựng thể chế mới thì những thay đổi mang tính chất tầm cao và hướng tới cái chung cái chính đáng tiến bộ và phát triển.

Quả là có những giải pháp rất hay rất đúng nhưng nó không khả thi trong nền thể chế hiện hay, trong hệ tư duy hiện nay thì cuối cùng sẽ là vô nghĩa. Ví dụ, quan điểm nói là kinh tế Nhà nước là chủ đạo,kết luận đó nằm ở Nghị quyết của Đảng, được ghi vào trong Hiến pháp. Giờ bảo đề án tái cơ cấu kinh tế phải thay đổi điều đó và phải thay đổi từ chi tiết đến hệ thống tư duy.Đó là cần phải làm rõ vai trò của Nhà nước thế nào, Chính phủ,doanh nghiệp,người dân đều có quyền và trách nhiệm song hành rõ ràng, công khai và minh bạch, nếu không làm rõ được điều này thì vấn đề đặt ra và khi thực hiện sẽ khó khả thi nếu không thống nhất được quan điểm và cái “đuôi nhà nước” vần mọc ra ở trong nền kinh tế như một “lá bùa hậu mệnh ” lại vận hành theo kinh tế thị trường thì sẽ kéo theo và đương nhiên sẽ không thể có công khai minh bạch về tài chính DN? Như vậy là làm kinh tế theo kiểu “tù mù“ thật thật. ảo ảo ….. Thì làm sao biết mình, biết người mà ổn định được chứ không nói gì đến phát triển.

Vì vậy cái cần tái tiếp theo là: Tái cấu trúc khu vực DNNN, cổ phần hóa ai cũng đồngý là càng nhanh, càng tốt và thứ hai là nâng cao hiệu lực quản trị. Nhưng phải có cơ chế tài chính công khai minh bạch và trách nhiệm người đứng đầu… Quản lý giám sát nguồn vốn quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ khi kinh doanh.

Một trong các giải pháp là ban hành một quy chế công khai hóa, công bố thông tin về tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương tự như là cách thức công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây là giảipháp đột phá cục bộ, mà không ảnh hưởng gì đến hệ thống quan điểm hiện nay, lại hướng đến nâng cao hiệu quả.

Đẩy nhanh cổ phần hóa những ngành nghề mà Nhà nước xác định không nắm giữ như nhà hàng, khách sạn, du lịch…thì cũng là giải pháp không đụng chạm gì đến hệ thống quan điểm hiện hành nhưng lại nâng cao hiệu quả DNNN.

Đặc biệt các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải nhanh chóng thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành và tập trung vào cách ngành kinh doanh cốt lõi.

Thoái vốn, cổ phần hóa, minh bạch hóa, lên sànđối với DNNN là giải pháp rất đột phá, nâng cao hiệu quả mà không cần tiền.Hoặc nếu có, tốn kém rất ít chi phí như thuê chuyên gia này, tư vấn kia…

Và một trong những nguyên tắc để thực hiện táicơ cấu kinh tế là giảm thiểu tối đa chi phí kinh tế xã hội.

Cái cần tái thứ ba là : Đầu tư công. Vì không có tiền, chúng ta buộc phải cắt giảm, thế mới giải quyết tạm thời được vấn đề tồn tại nhiều năm đã nói là đầu tư dàn trải, phân tán, không đồng bộ. Tái đầu tư công không có nghĩa là thu hẹp đầu tư công mà phải thực hiện kế hoạch đầu tư đúng, trúng, và cần thiết đặc biệt là giám sát tài chính (thu, chi) ngân sách nhà nước về đầu tư công.

Có thể nói trong điều hành kinh tế hiện nay, có những cái đã mất rồi chứ không phải vì tái cơ cấu mà mất đi, như một phần nợ xấu ngân hàng, những bộ phận kém hiệu quả trong DNNN , những cái đầu tư sai của DNNN. Ví dụ như Tập đoàn kinh tế đầu tư ra ngoài ngành, mua cổ phần cổ phiếu ởđâu 5 “chấm”, 6 “chấm” thậm chí là 10 “chấm” nhưng nếu mà bây giờ bán đi thì được khoảng một “chấm” hay là 1″chấm” rưỡi, thậm chí không được 1 “chấm” thì cái đó là đã mất rồi. Vì vậy ta cần phải tái và phải phân định rạch ròi về vốn kinhdoanh, nghĩa vụ kinh tế và nghĩa vụ xã hội phải được công khai minh bạch.

Cái thứ tư và bức xúc nhất hiện nay là tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng: Chính những bất ổn từ hệ thống này đã trực tiếp tác động mạnh đến bất ổn nền kinh tế,hệ thống các Doanh nghiệp lao đao và bên bờ phá sản cũng do những bất ổn mất cân đối trong nhiệm vụ điều tiết tài chính của hệ thống này. Đẩy cao lãi suất và tỷ lệ cung cầu luôn không thuần mà quá bấp bênh.

Nhưng có lẽ ta phải hiểu tái cơ cấu kinh tế không phải là tất cả. Đó chỉ là một bộ phận vận hành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, một bộ phận để triển khai kế hoạch 5 năm, chiến lược 10 năm chứkhông hề bao trùm lên những kế hoạch, chiến lược này. Làm sao đề án tái cơ cấu sẽ phải thực tế hơn, gắn với bối cảnh xã hội kinh tế hiện hành.

II. Những thánh thức sẽ diễn ra nếu thực hiện bản đề án :

Thứ nhất, quá trình tái cơ cấu này là sẽ làmột quá trình đảo lộn về phân bố nguồn lực. Khả năng tăng trưởng về mặt ngắn hạn và trung hạn sẽ không đạt được như kế hoạch 5 năm đặt ra. Việc này cần phải chấp nhận.. Vì các kế hoạch này nằm ở Nghị quyết, Quốc hội đánh giá cũng cũng dựa vào Nghị quyết. Sự đánh đổi này phải được chấp nhận đối với cả hệ thống chính trị.

Thách thức thứ hai, đó chính là sự thay đổil ợi ích. Có người sẽ được, có người sẽ bị mất lợi ích. Những người bị mất lợi ích này chính là những người đang gắn với thể chế phân bố nguồn lực hiện hành.Thường bằng cách này, cách kia, họ sẽ cản trở quá trình tái cơ cấu này,có thể phản ứng như không ủng hộ, chống lại, làm chậm trễ chương trình.

Thứ ba, khi tái cơ cấu, doanh nghiệp sẽ phải thay đổi lại chiến lược phát triển kinh doanh. Có những ngành đang được khuyến khích thì giờ, sẽ không được khuyến khích nữa. Một bộ phận người lao động sẽ tạm thời bị mất việc làm hoặc phảithay đổi lại kỹ năng làm việc.

Như vậy để khắc phục được những thách thức này, cần một quyết tâm chính trị rất lớn và sự đồng thuận chính trị rất lớn trong toàn hệ thống để thực hiện. Cùng đó, cần một bộ phận trung lập có thẩm quyền giám sát, chỉ đạo, thúc đẩy thực hiện. Cũng rất nhiều ý kiến kiến nghị lập Ủy ban giám sát, ban chỉ đạo tái cơ cấu… Hiện nay chúng ta cũng đang thành lập Ủy ban quốc gia về năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, Chính phủ có thể tăng cường năng lực và thẩm quyền giám sát tái cơ cấu kinh tế.

Và một thách thức có lẽ là lớn nhất là: Tính chất không đồng thuận ngay trong mục tiêu đề ra của đề án việc tái cấu trúc nền kinh tế và vấn đề thực hiện nó sẽ vô cùng khó khăn vì sự ngược quy luật giữa thực tế cần làmphải đổi mới còn tư duy chính trị thì lại vẫn cũ ? Sợ là nếu ta có thực hiện thì cũng rất khó thành công?mà lại là thực hiện “tái phạm” tư duy theo nhu cầu đổi mới nó sẽ ngược vơi quy luât ?

Nguồn: Báo điện tử Tầm nhìn