Để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức WTO
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chương trình hành động của ngành Công Thương nhằm phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các năm 2008-2010 và những năm tiếp theo tăng bình quân trên 17%, đưa tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt trên 16%, giá trị gia tăng công nghiệp đạt 10,2-10,5%.

Đẩy mạnh sản xuất những sản phẩm có giá trị tăng cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, đóng tàu, điện tử, máy tính, điện gia dụng và các sản phẩm phục vụ xuất khẩu; đảm bảo đáp ứng những nhu cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, xăng dầu, sắt, thép, phân bón..

Phấn đấu tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 20%, giảm nhập siêu. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch tích cực: đến năm 2010 sản phẩm chế biến, chế tạo chiếm 57%; sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chiếm 12%; khoáng sản chiếm 8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Mở rộng thị trường nội địa, đưa mức đóng góp của thương mại nội địa trong GDP lên 15%. Gắn kết chặt chẽ khâu sản xuất với khâu lưu thông, giữa khâu xuất khẩu- nhập khẩu với thị trường nội địa trong bối cảnh thực thi cáccam kết WTO và các cam kết quốc tế khác nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước khác.

Phát triển mạnh dịch vụ trực tiếp và gián tiếp như thăm dò, khảo sát, thiết kế kiểu dáng sản phẩm công nghiệp, kiểm định, đánh giá, định giá, cấp chứng chỉ, đào tạo nghề.. nhằm đảm bảo cho công nghiệp và thương mại phát triển theo hướng bền vững.

Quyết định này cũng nêu rõ nội dung chương trình hành động cụ thể. Bên cạnh việc tổ chức tuyên truyền và quán triệt quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế và những cơ hội, thách thức sau khi gia nhập WTO, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu toàn ngành phải nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện chính sách công nghiệp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Đồng thời, phải tăng cường xuất khẩu để giảm nhập siêu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực; kết hợp với đẩy mạnh phát triển thương mại trên thị trường nội địa. Mặt khác, cần phải phát triển công nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển kinh tế nông thôn; đẩy mạnh cải cách hành chính và thực hiện Chương trình nâng cao năng lực của cán bộ, công chức của Bộ Công Thương trong điều kiện mới; phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc đảm bảo thực hiện hiệu quả Chương trình của Chính phủ.

Báo Thương mại