Dệt may Việt Nam còn ở giai đoạn cơ bản?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đó là ý kiến của ông Olaf Schmidt, Phó chủ tịch dệt và công nghệ dệt của Messe Frankfurt, tập đoàn tổ chức triển lãm lớn thứ hai thế giới, tại một buổi hội thảo về thị trường dệt may Việt Nam, diễn ra sáng qua 1-10 tại Hà Nội.

Theo số liệu của Hiệp hội chế tạo máy móc và thiết bị của Đức, trong những năm qua, Trung Quốc là nước cung cấp công nghệ dệt may lớn nhất cho Việt Nam và nguồn cung từ Trung Quốc liên tục tăng nhanh trong vài năm trở lại đây. Nếu như năm 2006, kim ngạch nhập khẩu máy móc dệt may từ Trung Quốc đứng sau Nhật Bản, Hàn Quốc, đạt khoảng 20 triệu euro thì tới năm 2013 con số này đã lên tới 106 triệu euro, tăng hơn 5 lần, và Trung Quốc trở thành thị trường đứng đầu cung cấp công nghệ dệt may cho Việt Nam.

Trong khi đó, những nước có trình độ cao về sản xuất thiết bị dệt may như Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc… lại xuất khẩu sang Việt Nam không đáng kể; ví dụ như Đức, năm 2013, nước này chỉ xuất khẩu khoảng hơn 2 triệu euro công nghệ dệt may vào Việt Nam.

“Nhìn vào cơ cấu nhập khẩu này có thể thấy, mặc dù Việt Nam xác định ngành dệt may là ngành mũi nhọn và có mức tăng trưởng cao trong những năm qua nhưng trình độ sản xuất dệt may của Việt Nam mới ở mức cơ bản,” ông Olaf Schmidt nói.

“Nếu chỉ đưa con số 106 triệu euro nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc mà đánh giá trình độ sản xuất của ngành dệt may ở mức cơ bản là chưa khách quan,”

Bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS)

Tuy nhiên, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Onlinebên lề hội thảo, bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), cho hay thực chất, nhiều doanh nghiệp ở những nền kinh tế phát triển như Đức, Ý…cũng sang Trung Quốc mở nhà máy sản xuất các loại thiết bị dệt may để giảm chi phí, sau đó từ đây xuất đi các nước khác, trong đó có Việt Nam. Hơn thế nữa, doanh nghiệp Việt Nam chỉ nhập khẩu những máy móc mà họ cần để sản xuất và xuất khẩu theo yêu cầu thị trường, không phải nhập nhiều những máy móc quá hiện đại.

“Nếu chỉ đưa con số 106 triệu euro nhập khẩu máy móc từ Trung Quốc mà đánh giá trình độ sản xuất của ngành dệt may ở mức cơ bản là chưa khách quan,” bà Dung nói. Tuy nhiên, bà Dung không bình luận về tính chính xác của con số trên vì phía Hiệp hội cũng không có đủ số liệu để tổng hợp.

Cũng trong buổi hội thảo, ông Olaf Schmidt cho hay xu hướng tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng, kỳ vọng của người tiêu dùng trở nên khó phán đoán và phức tạp hơn.

Đặc biệt, theo khảo sát của Messe Frankfurt, các khách hàng lớn từ Mỹ, châu Âu đều quan tâm lớn tới quy trình sản xuất theo chuỗi của hàng dệt may, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tính thân thiện của sản phẩm tới môi trường… Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi công nghệ để bắt kịp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu.

“Thị trường thời trang thế giới rất phát triển, nhưng nhu cầu thời trang thay đổi ngày càng nhanh và mạnh mẽ hơn nữa. Chúng ta không thể bán cùng một sản phẩm cho các thị trường mà phải nhìn vào đặc tính của từng nơi để cung cấp sản phẩm phù hợp, đồng thời phải cân nhắc tới chi phí sản xuất, vận tải và phân phối,” ông Olaf Schmidt nói.

Mặc dù vậy, ông Olaf Schmidt vẫn đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng đối với ngành hàng dệt may khi nhìn vào những số liệu năm 2013 như doanh số xuất khẩu đạt 20 tỉ đô la Mỹ. Doanh số xuất khẩu ngành này đã tăng gấp đôi từ 2007 đến 2012.

Việt Nam hiện là nhà cung cấp lớn thứ hai tại Mỹ và thứ tám tại châu Âu trong lĩnh vực dệt may. Điều này càng được thể hiện rõ khi Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia đứng thứ năm thế giới về sản xuất hàng dệt may với tốc độ tăng trưởng bình quân 13% từ nay tới năm 2020.

Trong năm 2015, Messe Frankfurt sẽ tổ chức hai hội chợ chuyên về công nghệ dệt may tại thành phố Frankfurt (Đức) là Heimtextil và Texprocess. Ông Olaf Schmidt cho hay, đây không chỉ là nơi các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày sản phẩm, mua máy móc thiết bị hiện đại mà còn là nơi tìm kiếm đơn đặt hàng từ các tập đoàn may mặc nổi tiếng trên thế giới. Hiện nay, đã có 5 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tham dự hội chợ` này.

Hội chợ thương mại Heimtextil là hội chợ về các sản phẩm dệt nội thất và dệt theo hợp đồng. Hội chợ thường niên này sẽ được tổ chức vào ngày 14-17/1/2015 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Frankfurt, thành phố Frankfurt, Đức; dự kiến quy tụ khoảng 3.100 nhà triển lãm từ 70 quốc gia trên thế giới với 145.000 khách tham dự.

Hội chợ Texprocess là hội chợ về máy móc thiết bị và công nghệ quy trình gia công dệt may và vật liệu linh hoạt. Hội chợ được tổ chức hai năm một lần vào tháng 5. Năm 2015, hội chợ được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Frankfurt, thành phố Frankfurt, Đức từ ngày 4 đến 7 tháng 5. Dự kiến, hội chợ quy tụ 4.700 nhà triển lãm với khoảng 145.000 khách tham dự từ 130 quốc gia.

Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/120795/Det-may-Viet-Nam-con-o-giai-doan-co-ban?.html