Địa phương sẽ không được trực tiếp vay vốn nước ngoài
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Không đưa tạm ứng NSNN, nợ của DNNN vào nợ công
Một nhóm nội dung quan trọng được sửa đổi tại dự thảo là phạm vi nợ công. Mặc dù không thay đổi về các cấu phần của nợ công (gồm: nợ nhính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương) nhưng nội dung quy định về phạm vi nợ công được tách thành một điều riêng, đồng thời làm rõ nội dung của từng cấu phần nợ công, đặc biệt là với nợ chính phủ.
Dự thảo quy định nợ chính phủ thông qua các nguồn vay: Các khoản nợ do Chính phủ phát hành các công cụ nợ; các khoản nợ do Chính phủ ký kết các hiệp định, thỏa thuận hoặc hợp đồng vay với chính phủ, vùng lãnh thổ nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước; các khoản vay khác bao gồm vay từ quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước và các khoản vay khác theo quy định của pháp luật.  
Với ý kiến cho rằng cần xem xét các khoản tạm ứng của ngân sách nhà nước (NSNN) cho đầu tư xây dựng cơ bản và nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo cơ chế tự vay tự trả, quan điểm của Bộ Tài chính cho rằng, các khoản tạm ứng của NSNN để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, chưa có dự toán và phải bố trí dự toán năm tiếp sau để thu hồi tạm ứng. Theo thông lệ quốc tế, đây không phải là khoản vay nợ vì không có bên vay, bên cho vay và không phát sinh nghĩa vụ phải hoàn trả của đối tượng sử dụng vốn. Vì vậy, không tính các khoản tạm ứng này vào nợ công.
Đối với vay nợ của DNNN, DN là bên vay có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật, trường hợp DN không trả được nợ có thể thực hiện phá sản theo quy định. Nếu đưa nợ tự vay tự trả của DNNN vào nợ công có nghĩa là chuyển nợ từ DN sang nợ của Chính phủ. Vì vậy đưa nợ DNNN vào nợ công là không phù hợp. 
Các bộ, ngành, địa phương không được trực tiếp vay nước ngoài

Cũng theo quy định mới của dự thảo trên thì UBND cấp tỉnh chỉ được vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương có nhu cầu huy động, sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và trình thủ tướng phê duyệt.
Riêng với các khoản huy động nguồn vốn vay thương mại nước ngoài khác thì chỉ huy động cho mục đích vay về cho vay lại đối với chương trình, dự án có khả năng hoàn vốn. Chủ các dự án có nhu cầu sử dụng vốn vay thương mại nước ngoài cũng phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và sử dụng vốn vay, báo cáo thủ tướng phê duyệt.
Về vốn vay ODA, dự luật quy định các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh có nhu cầu huy động, sử dụng phải lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, sử dụng vốn, trình thủ tướng phê duyệt.
Báo cáo đề xuất phải chứng minh sự cần thiết của việc huy động vốn vay ODA, mục tiêu, quy mô đầu tư, các hạng mục dự án và kết quả đầu ra; cũng như đánh hiệu quả của dự án, khả năng sinh lời, hoàn trả nợ.
Bộ KH-ĐT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thẩm định báo cáo đề xuất, trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư theo quy định pháp luật. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan ủy quyền.
Dự luật cũng quy định ngân sách trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng vay lại vốn ODA có trách nhiệm bố trí trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính. 
Hiện nợ công của Việt Nam đã gần chạm trần cho phép. Tính đến năm 2015, nợ công của Việt Nam đạt trên 2,6 triệu tỉ đồng, bằng 62,2% GDP. Tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2011-2015 là khá cao (18,4% một năm), gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP. 
Tổng hợp từ  Thời báo Tài chính, VNETheo Báo điện tử Một thế giới