Dịch vụ pháp lý cho khu vực công – Kinh nghiệm một số quốc gia và khả năng ứng dụng tại Việt Nam
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Chế định luật sư công được đặt trong bối cảnh tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là hai định hướng lớn của Đảng và Nhà nước; hai định hướng này có liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung là việc theo đuổi mỗi định hướng đó đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của pháp luật. Về nguyên tắc, người dân được phép làm bất kỳ điều gì mà pháp luật không cấm, nhưng quyền tự do cần phải có giới hạn và đi kèm với các nghĩa vụ tương ứng. Mặt khác, đối với cơ quan nhà nước, yêu cầu chung là chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Để thực hiện triệt để các nguyên tắc đó yêu cầu Nhà nước phải quan tâm một cách cụ thể và sâu sắc hơn tới sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn pháp luật. Tại hội thảo, nhiều gợi ý được các chuyên gia quốc tế đề cập tới như thành lập Ủy ban dịch vụ pháp lý (Cơ quan cung cấp dịch vụ pháp lý); Văn phòng Tổng chưởng lý (Bộ Tư pháp) với sự có mặt của 10.000 luật sư thực hiện các nhiệm vụ pháp lý như khởi tố các vụ án hình sự liên bang; đại diện pháp lý cho Mỹ trong hầu hết các vụ kiện dân sự mà Mỹ là một bên… Đây đều là những gợi ý cho quá trình xây dựng đề án Xây dựng đội ngũ luật sư công. Được biết, trong dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư đang trình QH xem xét, chế định luật sư công vẫn chưa được đưa vào do chưa đủ căn cứ lý luận và thực tiễn.

Phùng Hương
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân