Điều kiện đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bưu chính, viễn thông
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 Theo đánh giá của Bộ Tài chính thì từ đầu năm 2008 đến nay thị trường bất động sản ở một số thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và các vùng lân cận có chiều hướng giảm về giá và số lượng giao dịch.

Theo thống kê chưa đầy đủ, giá của các căn hộ chung cư cao cấp giảm đáng kể (khoảng 20 – 30%), giá đất nền nhà riêng lẻ, nhà biệt thự giảm khoảng 30%. Đối với các nhà ở có giá trị dưới 1 tỷ đồng, các căn hộ chung cư có diện tích nhỏ vẫn có nhiều giao dịch.

Nhu cầu về văn phòng cho thuê ở các thành phố là rất lớn; Giá cho thuê văn phòng vẫn ở mức cao (tại thành phố HCM giá cho thuê bình quân từ 20 – 50 USD/1m2).

Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do tác động của thị trường chứng khoán thế giới và trong nước bị khủng khoảng, suy giảm; cộng với chính sách tài chính, tín dụng thắt chặt của Nhà nước đối với đầu tư chứng khoán, đầu tư BĐS bị siết chặt đã tác động mạnh đến thị trường này.

Thứ hai, là thời gian qua thị trường này còn tự phát, chưa lành mạnh. Thị trường “ngầm” hoạt động mạnh và lấn át thị trường chính thức.

Các giao dịch BĐS chủ yếu tập trung ở các trung tâm môi giới nhà đất, các nhà “đầu cơ” với chủ dự án mua quyền đăng ký không chịu các chế tài về chất lượng và nghĩa vụ dịch vụ của mình.

Nhiều trường hợp vay vốn của các ngân hàng để đầu cơ, nhất là các căn hộ thuộc các dự án khu đô thị, khi Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng cho vay một cách đột ngột đã buộc nhiều nhà đầu cơ “xả hàng” để thu hồi vốn, dẫn tới cung tăng đột biến vượt quá cầu, giá BĐS vì thế mà giảm xuống.

Thứ ba, thời gian qua các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào loại nhà cao cấp, diện tích rộng chỉ phù hợp với đối tượng có thu nhập cao (chỉ chiếm khoảng 5% nhu cầu) dẫn đến bất hợp lý về cơ cấu hàng hoá BĐS.

Trong khi đó nhu cầu về nhà ở có giá phù hợp với đa số người dân có thu nhập trung bình và thấp lại quá thiếu. Hơn nữa việc triển khai nhà ở xã hội để cho thuê và cho thuê mua theo quy định của Luật Nhà ở còn chậm, kể cả ở các địa phương trọng điểm. Sự thiếu hụt nhà ở giá rẻ, nhà cho thuê cũng làm mất cân đối thêm cán cân cung cầu trên thị trường BĐS.

Thứ tư, thị trường BĐS còn thiếu tính chuyên nghiệp, kể cả từ hệ thống chính sách đến các chủ thể tham gia thị trường. Tình trạng giao dịch “ngầm”, đầu cơ nhà đất, kích cầu ảo để hét giá cao làm nhiễu thông tin về thị trường, từ đó làm tăng độ rủi ro trong kinh doanh.

Ngoài ra, việc NHNNVN điều hành chính sách tiền tệ thắt chặt để rút bớt tiền đồng trong lưu thông đã buộc các NHTM phải tăng lãi suất huy động và lãi suất cho vay, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay đầu tư kinh doanh BĐS… qua đó góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm thiểu rủi ro, ổn định thị trường.

Tuy nhiên, nếu kéo dài chính sách này sẽ làm cho thị trường đóng băng, các chủ đầu tư không vay được vốn đầu tư…

Sẽ đánh thuế luỹ tiến đối với người nắm giữ nhiều đất

Trên cơ sở phân tích các yếu tố đó Bộ Tài Chính đã đưa ra các giải pháp để kích thích thị trường này “ấm” lên thông qua việc: Rà soát các quy định về thu tiền sử dụng đất để sửa đổi, bổ sung theo hướng miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người sử dụng đất khi cấp “sổ đỏ” lần đầu.

Song song với biện pháp đó là miễn, giảm tiền sử dụng đất cho đối tượng là hộ nghèo tách hộ, có nhu cầu cấp thiết về nhà ở khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư sang làm đất ở; quy định cụ thể chế độ thu đối với trường hợp đất được giao trái thẩm quyền trước 15/10/1993 … để đẩy nhanh tiến độ cấp “sổ đỏ”, giúp người dân có đủ pháp lý để tham gia thị trường BĐS, thị trường vốn…

Sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân và người có quyền sử dụng đất hợp pháp được bồi thường phù hợp với thực tế, được tham gia đầu tư góp vốn cổ phần vào DN, kể cả DN kinh doanh BĐS.

Cũng trong năm 2009 sẽ tiến hành một loạt các biện pháp nhằm “thanh lọc” thị trường ngầm như: Đánh thuế luỹ tiến đối với người nắm giữ nhiều nhà, đất. đồng thời cụ thể hoá thuế thu nhập đối với chuyển quyền sử dụng đất nhằm hạn chế đầu cơ, khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS.

Cải tiến thủ tục hành chính đối với thị trường này thông qua việc rà soát để bỏ bớt một số thủ tục trong giao đất, giải phóng mặt bằng; cấp phép và xét duyệt dự án đầu tư… để rút ngắn thời gian đầu tư xây dựng nhà, công trình; tăng cung hàng hoá cho thị trường BĐS và giảm giá thành.

Tiếp tục cho vay đối với dự án tốt, đầu tư đúng và lành mạnh, đảm bảo đủ hàng hoá cho thị trường BĐS. Đối với người dân thì chỉ nên hạn chế những người vay vốn để mua đi bán lại BĐS kiếm lời, còn những người có nhu cầu mua nhà ở thực sự thì cần thiết giải quyết cho vay để cải thiện nhà ở.

Nguồn: VTC NEWS