DN chật vật tìm lao động lành nghề
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Tuy nhiên, nhiều lao động sau khi được đào tạo lành nghề quay ra đặt điều kiện với DN, đòi tăng lương, tăng cấp bậc nếu không sẽ chuyển sang cơ quan khác gây khó khăn cho DN nhỏ và vừa. Đó là lời khẳng định của đại diện một số DN vừa và nhỏ tại diễn đàn về DN và trách nhiệm xã hội do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc tổ chức ngày 30-11 tại TP.HCM khẳng định.

Đại diện của Hiệp hội DN Điện tử cho biết Tập đoàn Intel khi mới đầu tư vào Việt Nam có nhu cầu trên 1.000 lao động nhưng họ chỉ tuyển được hơn 40 công nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn. Chính vì nhu cầu thực tế ấy, nhiều trường CĐ, trường dạy nghề kết hợp với các DN đào tạo theo đơn đặt hàng. Thậm chí cũng có những DN chưa đến lúc cần lao động nhưng vẫn có kế hoạch đào tạo trước. ThS Đỗ Thị Thúy Hương, Trưởng ban Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty CP Điện tử và Tin học Việt Nam, cho hay trong ba năm tới cần 500 lao động về kỹ thuật linh kiện, điện tử, thế nên tổng công ty đặt hàng trước.

Tuy nhiên, không phải lúc nào những đơn vị đặt hàng cũng đều được thỏa mãn yêu cầu của mình. Đại diện một DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực dệt may cho biết mặc dù DN đã có kế hoạch đưa lao động đi đào tạo nâng cao tay nghề tại các trường nhưng khi học xong, họ lại đưa ra yêu sách. Chẳng hạn như đòi hưởng quyền lợi cao hơn, tăng lương, thậm chí là đòi hỏi vị trí cao hơn… “Nếu DN không đáp ứng được thì người lao động phá vỡ hợp đồng để nhảy sang DN lớn hơn. Những trường hợp như vậy là nhiều chứ không ít. Vì thế chúng tôi gặp khó khăn trong việc giữ chân lao động có chất lượng” – đại diện DN vừa và nhỏ nói.

Ông Florian Beranek, cố vấn trưởng dự án Trách nhiệm xã hội DN UNIDO-VCCI, cũng đồng tình với điều này, ông cho hay DN vừa và nhỏ hiện nay đang thiếu lao động lành nghề. Mà tự đào tạo nguồn lao động cho chính mình thì những DN này chưa đủ sức. Bởi vậy nên sức cạnh tranh nhóm DN vừa và nhỏ thấp.

“Bởi thế giải pháp tối ưu là nên kết hợp với địa phương để tìm kiếm nhân lực cho mình cũng là để tiết kiệm chi phí. Sự kết hợp này sẽ mang lại lợi ích chung cho cả hai phía, đồng thời là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi DN” – ông Florian Beranek nói.

Tuy nhiên, không chỉ mình DN vừa và nhỏ chật vật giữ chân lao động mà hiện nay ở những DN lớn hơn, lao động Việt Nam đang phải đối diện với lao động nước ngoài có tay nghề cao. TS Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề, cho biết như vậy.

Bên cạnh đó, ông Tiến còn cho hay DN mình rất hay tự hào có lao động trình độ học vấn cao nhưng lại đang rất thiếu lao động lành nghề. Thế nên Vinatex hiện nay hằng năm đang cần một lượng lớn lao động lành nghề mà không đủ.

QUANG HUY
Nguồn: Báo Pháp luật TP HCM