DN khổ vì… nộp thuế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Đó là một trong những kết quả điều tra của tập đoàn Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG.

Bên cạnh đó, kết quả điều tra của Cục Công nghệ Thông tin của Bộ TT&TT vừa công bố cũng cho biết, tính đến nay, cả nước đã có khoảng 95.000 dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan nhà nước (bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố) cung cấp. Trong đó có 94.000 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ một và hai. Có 775 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức độ ba và một vài dịch vụ đã được cung cấp ở mức độ bốn – mức cao nhất.

Kết quả điều tra của Cục Công nghệ Thông tin cho thấy, vẫn còn rất nhiều DN nội không biết đến dịch vụ công trực tuyến: có hơn 17% DN được hỏi không biết đến dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến, hơn 22% DN không biết có dịch vụ đăng ký khai báo hải quan từ xa, gần 26% DN không biết thông tin về đấu thầu trực tuyến, 8% DN không biết thông tin về dịch vụ đăng ký kê khai thuế trực tuyến… Đặc biệt, dịch vụ có số DN không sử dụng nhiều nhất là đấu thầu trực tuyến (hơn 59%), tiếp đến là đăng ký khai báo hải quan từ xa (hơn 57%), đăng ký kinh doanh trực tuyến (50%) và đăng ký kê khai thuế trực tuyến (gần 23%).

95.000 dịch vụ công trực tuyến được các cơ quan nhà nước (bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố) cung cấp.

Theo kết quả khảo sát trên 2.570 DN FDI với nhiều ngành nghề khác nhau của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG cũng vừa được công bố, chỉ số hài lòng của các DN FDI vào dịch vụ công tại VN còn thấp. Ông Lê Thanh Tâm – TGĐ IDG ASEAN cho biết, kết quả khảo sát cho thấy có 43% các DN FDI vẫn thực hiện các dịch vụ công theo phương thức trực tiếp mặt đối mặt (face to face), 18% thực hiện các dịch vụ công qua điện thoại, 31% qua các đơn vị thứ 3 cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoặc qua thư điện tử… phần lớn các DN sử dụng dịch vụ công ở cấp quận huyện, còn lại sử dụng ở cấp thành phố. Khảo sát còn cho thấy, trong số những dịch vụ công trực tuyến mà DN FDI thực hiện thường xuyên nhất thì có 43% là các dịch vụ thuế (khai thuế, đóng thuế, làm thủ tục thuế,..); 25% là các dịch vụ hải quan, 20% là dịch vụ về đăng ký kinh doanh, 5% là kho bạc…

Và có 62% DN FDI muốn có sự cải thiện hiệu quả dịch vụ công trực tuyến về thuế tại Việt Nam, 20% muốn cải thiện dịch vụ công trực tuyến về hải quan, 23% DN cho rằng các cơ quan công quyền phải nâng cấp hạ tầng CNTT và xây dựng lại phương pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến để nâng cao mức độ hài lòng của các DN.

Hơn nữa, mỗi năm, tính trung bình thời gian các DN trên thế giới dành thời gian cho việc nộp thuế là 267 giờ thì các DN VN phải mất tới 832 giờ để làm việc này do chưa ứng dụng mạnh các dịch vụ công trực tuyến về thuế. So với khu vực ASEAN tỷ lệ này còn khoảng cách khá xa. Bởi mỗi năm DN Singapore chỉ mất khoảng 80 giờ đồng hồ cho việc nộp thuế, Malaysia 133 giờ, Philippines 193 giờ, Indonesia 259 giờ, Thái Lan 264 giờ…

Theo Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng phê duyệt, hướng tới năm 2015, cơ quan nhà nước cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tối thiểu mức độ 3 tới người dân và DN; cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

Bá Tú
Nguồn: Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp