Doanh nghiệp cần chủ động trong đào tạo nghề
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo nhận định chung, nước ta đã hình thành hệ thống dạy nghề chính quy và thường xuyên với các cấp độ: Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng nghề. Khoảng trên 75% học sinh, sinh viên sau khi ra trường tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Tuy nhiên, chất lượng trong đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động; tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo nhóm tổ, nhóm, năng lực nghề nghiệp của lao động nước ta vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trên thế giới và khu vực, còn thiếu nhân lực kỹ thuật trình độ cao. Chính vì vậy, lao động sau khi tuyển dụng chỉ có 30% đến 40% là đạt yêu cầu, số còn lại phải đào tạo lại. Đây là một trong những vấn đề bất cập, gây rất nhiều cản trở cho doanh nghiệp trong việc tạo nguồn nhân lực tốt cho hoạt động sản xuất- kinh doanh.

Lý do nhiều lao động sau khi ra trường phải đào tạo lại là do chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Thêm vào đó sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động, chưa thực sự là một trong những chủ thể của hoạt động dạy nghề. Đại diện của nhiều trường dạy nghề cho rằng, hiện tại, các trang thiết bị dạy học cho học viên chưa đáp ứng vớái thực tiễn sản xuất vì thiết bị và công nghệ mới, hiện đại, mặc dù biết cách hướng dẫn vận hành cho học viên nhưng do không được đầu tư thiết bị nên việc đào tạo tại các trường nghề rất khó khăn. Trong khi đó hiệån nay doanh nghiệp thường xuyên cải tiến công nghệ nhằm đẩy mạnh sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, vì vậy việc đào tạo lại lao động là khó tránh khỏi. Theo Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Giao thông Vận tải Trung ương I Phạm Đức Ân, rất ít doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng lao động với các trường do không muốn mất chi phí đào tạo. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước phải có cơ chế ràng buộc giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề nhằm đẩy mạnh chất lượng cũng như đáp ứng đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp và các trường đào tạo phối hợp nhịp nhàng thì cơ chế nhà nước nên ràng buộc nếu anh nào muốn nguồn nhân lực thì phải đặt hàng và trả chi phí sau khi đào tạo thì mối liên hệ này mới đạt hiệu quả tốt.

Để thắt chặt hơn nữa mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp, theo Phó tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề Cao Văn Sâm, doanh nghiệp phải đưa ra dự báo nguồn nhân lực sát với chiến lược phát triển ở từng vị trí của đơn vị. Còn cơ sở dạy nghề cần nắm sát nhu cầu lao động của doanh nghiệp, thành lập bộ phận quan hệ với doanh nghiệp, nắm bắt nhu cầu lao động của họ để việc đào tạo sát với thực tế. Đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới, nhiều ngành, lĩnh vực công nghệ cao được mở ra, do đó vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là việc làm cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng về lao động cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Theo đề xuất của một số doanh nghiệp, để trang bị cho sinh viên kiến thức cả lý thuyết lẫn thực hành, nên mời các cán bộ có kinh nghiệm tại doanh nghiệp về trường giảng dạy cũng như mời các chuyên gia doanh nghiệp tham gia vào xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá sinh viên tốt nghiệp. Đồng thời, chính các doanh nghiệp cần có bộ phận và có cán bộ chuyên trách vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hiểu đúng nhu cầu của doanh nghiệp mình mới có thể tuyển được các “ứng cử viên” vào đúng vị trí. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế ràng buộc giữa hai đơn vị này trong thời gian tới nhằm tạo thuận lợi cho người lao động sau khi ra trường ổn định cuộc sống.n

Xuân Lan
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân