Doanh nghiệp chưa mặn chống hàng giả
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Là thông tin chủ yếu được đưa ra tại Hội thảo “DN đồng hành với Quản lý thị trường (QLTT) trong công tác chống hàng giả” do Cục QLTT (Bộ Công Thương) phối hợp với EU – MUTRAP tổ chức ngày 24/4 tại TP.HCM

Ông Đỗ Thanh Lam- Phó cục trưởng Cục QLTT- cho biết, mỗi năm lực lượng QLTT xử phạt hàng trăm nghìn vụ liên quan đến hàng giả, hàng nhái. Riêng quý I/2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra gần 40.000 vụ, xử lý trên 25.000 vụ, với tổng số tiền phạt lên đến 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với thực tế đang diễn ra.

“Hàng giả, hàng nhái nhiều song việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái trong cộng đồng các DN vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hiện các DN Việt Nam nhìn nhận về sở hữu trí tuệ không phải là ưu tiên số 1 và ưu tiên hàng đầu. Số lượng sản phẩm đăng ký bảo hộ thương hiệu của Việt Nam tại nước ngoài rất ít (chỉ có khoảng 490 nhãn hiệu), trong khi đó có tới hơn 30.000 nhãn hiệu từ các nước đăng ký bảo hộ tại Việt Nam”- ông Nguyễn Thanh Hồng, Trưởng phòng thực thi và giải quyết khiếu nại, Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết. 

Về phía DN, ông Mai Hòa Việt- Trưởng ban An ninh và bảo vệ quyền SHTT Unilever Việt Nam- cho biết, một số sản phẩm của Unilever đã bị làm giả phải kể tới kem đánh răng PS, bột giặt OMO… Để chống hàng giả, Unilever đã chủ động phối hợp với lực lượng QLTT để cung cấp thông tin về tình trạng hàng bị làm giả, cách nhận biết đâu là hàng thật, hàng giả. Theo đó, từ năm 2001 đến năm 2013, phía cơ quan chức năng đã phát hiện, bắt và xử lý 760 vụ hàng giả nhãn hiệu của Unilever với giá trị gần 10 tỷ đồng.

Tuy nhiên, không phải DN nào cũng chủ đồng phối hợp với cơ quan chức năng, Luật sư Phan Minh Nhựt- Trưởng bộ phận bảo vệ thương hiệu Nike.Inc (Khu vực Nam Á)- cho biết, hiện nay các sản phẩm của Nike bị làm giả rất nhiều nhưng vẫn chưa có hướng xử lý triệt để vì chủ thể quyền là DN nước ngoài không nên việc phối hợp với cơ quan chức năng không chặt chẽ, xuyên suốt.

“Để nâng cao công tác chống hàng giả, hàng nhái và bảo vệ thương hiệu, DN cần chủ động cung cấp cho lực lượng QLTT các thông tin về đầu mối về sở hữu trí tuệ DN, mặt hàng sai phạm. Đồng thời, cần chủ động bảo vệ mình bằng cách đầu tư áp dụng khoa học công nghệ, nghiêm túc thực hiện các quy định về công bố chất lượng sản phẩm hàng hóa, thay đổi khâu thiết kế mẫu mã các sản phẩm, hạ giá thành”- ông Đỗ Thanh Lam cho biết.

Thùy Dương
Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/quan-ly-thi-truong/53520/doanh-nghiep-chua-man-chong-hang-gia.htm#.VC4sPGd_uxU