Doanh nghiệp đề xuất tháo gỡ khó khăn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, tổng số DN giải thể, ngừng hoạt động kinh doanh là 26.324 DN, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Trong đó, số lượng DN đã giải thể là 4.105 DN, tăng 35,4%. Số lượng DN ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 22.219 DN, tăng 1,3%. Đánh giá về con số này, ông Nguyễn Bích Lâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho rằng: Con số này đã phản ánh rất khách quan và đúng đắn về thực trạng khó khăn của DN Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012. Vậy đâu là nguyên nhân làm cho số DN giải thể, ngừng hoạt động tăng trong 6 tháng đầu năm 2012?. Theo một kết quả điều tra với 9.331 DN vừa được Tổng Cục Thống kê tiến hành vào tháng 4/2012 cho thấy, 69,6% số DN cho rằng nguyên nhân làm cho các DN phá sản, giải thể là do sản xuất kinh doanh thua lỗ; 28,2% cho rằng do thiếu vốn; 14,7% cho rằng không thể tiêu thụ được hàng hoá; 11,7% cho rằng khó khăn về địa điểm sản xuất kinh doanh; 4,6% DN phải đóng cửa để thành lập DN mới, hoặc chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh; 4,6% DN đóng cửa để sáp nhập với DN khác. Có tới 31,7% DN dự kiến sẽ thu hẹp sản xuất kinh doanh do rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, 67,9% cho rằng thị trường trong nước giảm; 53,6% do khó tiếp cận vốn vay; 49,2% do khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào. 13% số DN dự kiến sẽ giảm quy mô về lao động; 10% DN dự kiến giảm quy mô về vốn và 25,5% DN dự kiến giảm về doanh thu và 27,9% số DN dự kiến giảm về lợi nhuận. Các DN cũng đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường kinh doanh và là nguyên nhân làm cho DN phá sản, giải thể, bao gồm: lãi suất vay vốn quá cao; lạm phát quá cao và biến động thất thường; khả năng tiếp cận vốn khó khăn; chi phí vận tải cao; điện cung cấp không ổn định; chính sách điều hành kinh tế không ổn định. Trong số 57,8% số DN đang phải vay vốn cho sản xuất kinh doanh thì có tới 33,5% DN phải vay với lãi suất bình quân năm trên 19%. Đây là mức lãi suất quá cao. Từ đó, 86,3% DN cho rằng mức lãi xuất bình quân chấp nhận được phải là mức lãi suất không được quá 15%/ năm. Nguyện vọng của các DN là mong muốn Nhà nước và các Bộ, ngành tập trung hỗ trợ các DN cải thiện các yếu tố chủ yếu: Ổn định và hỗ trợ lãi suất vay vốn, cải tiến và tạo điều kiện để DN tiếp cận vốn thuận lợi hơn, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá điện, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung nguồn vốn và hỗ trợ lãi suất vay vốn cho khu vực DN nhỏ và vừa, kiếm chế lạm phát, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ phát triển đối mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường pháp lý và hiệu quả giải quyết tranh chấp, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến thuế suất và công tác quản lý thuế…/.

Chu Huỳnh
Nguồn: Báo điện tử Báo Đối ngoại Vietnam – Economic News