Doanh nghiệp ngành thép còn gặp khó khăn ít nhất 3 tháng nữa
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Sức tiêu thụ thép giảm mạnh đã khiến các doanh nghiệp phải hạ giá bán để giải phóng lượng tồn kho. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho có thể gặp khó khăn do sắp bước vào tháng thấp điểm của tiêu thụ thép theo chu kỳ là tháng 8 và tháng 9. 

1. Tình hình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp sắt thép tháng 6/2012.

Sau nhiều thông tin về giảm lãi suất, bơm vốn đầu tư ngân sách vào nền kinh tế, sức tiêu thụ của ngành thép vẫn chưa khởi sắc trở lại. Sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 6 giảm mạnh so với tháng 5.

+ Sản xuất: Lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 6 ước đạt 380.000 tấn, giảm 53.000 tấn (-12%) so với tháng trước và tăng 34.000 tấn (+9,8%) so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tổng lượng thép xây dựng sản xuất trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt 2,38 triệu tấn, giảm 175.000 tấn (-6,8%) so với cùng kỳ năm trước.

+
Tiêu thụ: Tiêu thụ thép trong tháng 6 ước đạt 290.000 tấn, giảm 62.000 tấn (-17,6%) so với tháng trước và giảm 8.000 tấn (-2,6%) so với cùng kỳ năm ngoái; ước 6 tháng đầu năm đạt 2,22 triệu tấn, giảm 170.000 tấn (-7%) so với cùng kỳ năm 2011.

+ Tồn kho: Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng hiện ở mức khá thấp, tồn kho tăng cao, đạt khoảng 370.000 tấn, tăng 49.000 tấn (+15%) so với tháng trước và giảm 32.000 tấn (-7,9%) so với cùng kỳ năm trước. Do đó, rất nhiều nhà máy đang phải ngừng sản xuất thép hoặc chỉ sản xuất phôi cầm chừng. Hiện tại tổng công suất thép xây dựng của cả nước đã dư thừa đến 9,2 triệu tấn/năm, trong khi dự báo mức tiêu thụ trong năm 2012 chỉ đạt gần 6 triệu tấn, thừa khoảng trên 3 triệu tấn.

Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2012, sản xuất và tiêu thụ thép xây dựng liên tục tăng trong quý 1 và giảm dần trong quý 2, mức tiêu thụ lớn nhất trong tháng 3 đạt 521.000 tấn giảm còn 290.000 tấn trong tháng 6. Mặc dù các doanh nghiệp đã tự tiết giảm sản xuất nhưng tiêu thụ thấp khiến cho tồn kho thép xây dựng cuối tháng 5 và 6 tăng lên khoảng 15% so với các tháng đầu năm.

Dự báo, cuối quý 3 và sang quý 4, tiêu thụ thép xây dựng sẽ tăng dần lên khi Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường thực sự phát huy hiệu quả.

Bất chấp nhu cầu tiêu thụ thấp, giá nhập khẩu giảm, giá bán thép xây dựng vẫn ổn định trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, nhằm tăng lượng tiêu thụ, giải phóng tồn kho, tránh tình trạng sản xuất bị gián đoạn như thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã giảm 200.000 – 300.000 đồng/tấn như Hòa Phát, Thái Nguyên, Vina Kyoei, Thép Việt, Thép Miền Nam… Hiện giá thép xuất xưởng của các nhà sản xuất thép lớn chỉ còn 15 triệu đồng/tấn (chưa VAT), giảm khá mạnh so với mức 15,3 triệu đồng/tấn hồi tháng 5. Giá bán lẻ thép xây dựng tại một số địa phương miền Nam trong tháng 6 phổ biến ở mức 17,8-18,2 triệu đồng/tấn; tại miền Bắc 17,4-18 triệu đồng/tấn.
Từ đầu năm đến nay, giá bán thép xây dựng trên thực tế của một số nhà sản xuất được điều chỉnh tăng, giảm dựa vào sức mua của thị trường, mức điều chỉnh thường dao động trong khoảng 100.000-200.000 đồng/tấn. Giá bán lẻ tại các địa phương có xu hướng điều chỉnh giảm 200.000-400.000 đồng/tấn để đẩy mạnh tiêu thụ.

Dự báo
, giá bán thép sẽ tiếp tục giảm trong tháng 7/2012 do giá nguyên liệu đầu vào như phôi thép, phế liệu sắt thép nhập khẩu giảm từ 15 – 20 USD/tấn.

2. Tình hình nhập khẩu của các doanh nghiệp ngành thép.

a. Tình hình nhập khẩu thực tế tháng 5/2012.

+ Kim ngạch nhập khẩu.

Trong tháng 5/2012, lượng sắt thép các loại nhập khẩu của nước ta tăng nhẹ so với tháng trước, đạt 665,87 nghìn tấn với kim ngạch trên 555 triệu USD, tăng 0,4% về lượng và 4,5% về kim ngạch so với tháng trước. Đồng thời, so với cùng kỳ năm ngoái cũng tăng 13,86% về lượng và 2,37% về kim ngạch. Như vậy, tính chung 5 tháng đầu năm nay, tổng lượng sắt thép các loại nhập khẩu của nước ta đã đạt 3,12 triệu tấn với kim ngạch 2,53 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng nhưng giảm 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Ước tính, trong tháng 6/2012, nước ta sẽ nhập khẩu khoảng 650 nghìn tấn với kim ngạch 547 triệu USD, giảm nhẹ cả lượng và kim ngạch so với tháng trước lần lượt là 2,4% và 1,4%. Còn so với cùng kỳ năm trước tăng 3,4% về lượng nhưng giảm 4,8% về kim ngạch.

+ Giá nhập khẩu.

Giá nhập khẩu sắt thép các loại trung bình của nước ta trong tháng 5/2012 đạt 834 USD/tấn, tăng 4,12% so với tháng trước nhưng lại giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 5tháng đầu năm 2012, giá nhập khẩu sắt thép các loại vào Việt Nam đạt trung bình 811 USD/tấn, giảm 4,1% (tương đương giảm 34 USD/tấn) so với cùng kỳ năm 2011.

+ Thị trường nhập khẩu.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là 3 thị trường cung cấp chính mặt hàng thép của nước ta từ đầu năm đến nay. Trong đó, Trung Quốc vẫn giữ vững là thị trường cung cấp nhiều nhất nhóm hàng này của nước ta, với tổng lượng sắt thép các loại trong 5 tháng đầu năm đạt 861 nghìn tấn, đạt kim ngạch trên 678 triệu USD, tăng 22,62% về lượng và 11,55% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2011.

Nhìn chung, lượng sắt thép các loại nhập khẩu từ phần lớn các thị trường trong 5 tháng đầu năm nay đều giảm so với cùng kỳ năm trước do tiêu thụ trong nước suy giảm mạnh, với mức giảm từ 13,49% – 86,89%. Tuy nhiên, nhập khẩu từ một số thị trường như: Nam Phi, Đan Mạch, Nga, Pháp và Hà Lan lại có mức tăng trưởng khá ấn tượng, đạt lần lượt 1.364,72%, 337,93%, 253,04%, 252,25% và 192,53%.

Nhập khẩu sắt thép các loại từ các thị trường trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2012 (Lượng: tấn; Kim ngạch: 1.000 USD)

Thị tr­ường T5/12 So T4/12  (%) So T5/11 (%) 5T/12 So 5T/11  (%)
L KN L KN L KN L KN L KN
Trung Quốc 226.124 181.337 3,20 7,85 19,51 9,34 861.000 678.054 22,62 11,55
Nhật Bản 187.643 139.786 30,79 29,26 85,95 37,30 753.390 576.014 2,64 -3,64
Hàn Quốc 125.659 121.576 -0,07 3,72 -5,28 -7,00 664.465 600.334 5,59 3,94
Đài Loan 53.713 49.440 -8,32 -3,96 5,76 -3,67 322.814 272.561 12,39 4,68
Nga 44.132 28.899 -35,62 -34,54 154,26 134,40 239.426 156.541 253,04 221,76
Thái Lan 3.967 5.863 100,05 108,72 -90,11 -80,14 12.565 18.911 -86,89 -74,40
Indonesia 3.633 3.931 -36,26 -27,11 -62,29 -50,16 21.143 21.433 -30,29 -13,28
Malaysia 3.577 5.181 -58,97 -29,39 -81,77 -66,63 78.866 61.580 -65,43 -60,90
Pháp 3.352 2.741 -46,65 -37,65 752,93 184,63 15.182 12.013 252,25 133,40
Canada 2.676 1.711 * * * * 3.754 2.527 -66,37 -60,37
New Zealand 1.893 1.000 * * 84,50 103,25 3.603 1.864 -58,56 -64,54
Ấn Độ 1.431 2.611 -17,66 -11,85 -26,31 -21,24 20.831 22.938 18,79 14,30
Hoa Kỳ 1.276 1.105 37,06 20,63 -43,76 -55,62 3.952 5.204 -80,04 -63,09
Bỉ 1.096 612 102,59 79,47 -65,93 -75,69 5.220 3.991 -52,53 -49,73
Australia 787 508 -74,12 -75,76 -80,06 -80,26 14.718 9.441 -41,68 -39,13
Đức 698 2.423 -37,00 41,94 -23,21 -12,87 5.290 9.817 -24,95 2,16
Hà Lan 633 485 -65,32 -58,40 -64,70 -62,37 11.277 7.440 192,53 139,07
Singapore 414 896 16,95 45,45 -73,01 -65,79 3.101 5.295 -24,60 -17,75
Thụy Điển 244 486 328,07 1.005 -11,59 57,79 1.046 1.239 11,63 -3,73
Tây Ban Nha 235 408 -73,86 -69,04 -52,81 -68,90 3.013 3.570 11,92 -26,99
Philippine 194 169 340,91 312,20 -85,72 -81,14 425 464 -74,15 -61,59
Áo 184 1.217 70,37 62,48 * * 626 3.849 * *
Ucraina 180 147 136,84 90,91 -44,95 -62,88 584 481 -41,48 -49,79
Ba Lan 108 107 414,29 143,18 * * 327 606 * *
Hồng Kông 100 159 -69,42 -65,36 -66,89 -64,90 635 1.000 -13,49 -22,12
Braxin 93 84 -97,56 -95,99 * * 37.427 23.167 -30,14 -30,65
Nam Phi 77 291 -7,23 22,78 83,33 99,32 4.775 3.934 1.365 365,01
Đan Mạch 46 46 109,09 43,75 * * 127 244 337,93 112,17
Mêhicô 42 57 * * * * 1.305 871 * *
Anh 29 47 * * -27,50 -60,17 129 353 -73,29 -59,05
Phần Lan 27 28 -84,30 -94,56 8,00 -80,14 825 2.993 -22,46 -27,90
Thổ Nhĩ Kỳ 5 43 * * * * 11.194 7.458 * *
Italia 0 0 -100,00 -100,00 -100,00 -100,00 587 779 -56,71 -57,48

b. Thị trường thế giới.

Giá nguyên liệu tại thị trường Đông Nam Á đã giảm mạnh trong tháng 6 do tiêu thụ giảm. Giá chào thép phế hàng cont loại HMS 1/2 80:20 hiện ở mức 400-410 USD/tấn CFR Đông Nam Á, giảm 40-50 USD/tấn so với cuối tháng 5. Giá chào phôi thép tại thị trường Đông Nam Á cũng giảm 30-35 USD/tấn còn 620-635 USD/tấn.
Trong bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu cũng như kinh tế Trung Quốc chạm mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2009 khiến cho tiêu thụ thép sẽ không thể sớm phục hồi về mức trước khủng hoảng tài chính.

Do đó, Australia – nhà xuất khẩu quặng sắt lớn nhất thế giới có thể sẽ cắt giảm 11% giá sản phẩm so với năm ngoái. Dự báo giá bình quân nguyên liệu sản xuất thép này chỉ đạt mức 136 USD/tấn trong năm 2012, giảm mạnh từ mức 153 USD/tấn của năm ngoái.

Nguồn: Bản tin ” Thông tin thương mại Việt Nam