"Doanh nghiệp nhà nước phải "gánh" nhiều quá"
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

“Không nghi ngờ gì nữa, Việt Nam là một trường hợp thành công trong khu vực, trong đó DNNN của Việt Nam đóng vai trò nổi trội trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các DNNN của Việt Nam đang phải gánh nhiều vai trò, trách nhiệm, mục tiêu khác nhau, thậm chí còn mâu thuẫn nhau, họ không được làm theo cách họ muốn…”, GS Porter tỏ ra ái ngại.

GS Porter cũng cho rằng khu vực DNNN của Việt Nam là khu vực sử dụng nhiều vốn nhất nhưng năng suất lại không cao và đã đến lúc DNNN phải thay đổi và chính điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VN.

Theo GS Porter, đừng giao quá nhiều việc cho DNNN mà phải tính xem họ làm được gì. Cần làm rõ vai trò của DNNN và làm rõ vai trò cá nhân trong DNNN. Cần có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực DN. Việc quản lý điều hành các DNNN phải minh bạch, vai trò của Chính phủ với tư cách là chủ sở hữu phải tách biệt hoàn toàn khỏi vai trò là người điều tiết và ra quy định, và các DNNN phải tuân thủ các quy luật và kỷ luật thị trường như các thành phần kinh tế khác.

GS Porter cũng đưa ra gợi ý Việt Nam cần chuyển sang mô hình phát triển về nhóm. Thay vì tập trung xây dựng từng DN, cần phải xây dựng cụm ngành DN để tạo nên năng suất lao động cao hơn, mà cụm sản xuất ô tô Thái Lan là mộ ví dụ. “Quan trọng là quy mô của cụm, không phải là quy mô DN”- GS Porter lưu ý.

Liên quan đến vấn đề chuyển đổi, cơ cấu lại DNNN, GS Porter lưu ý mỗi nước có những vấn đề khác nhau về DNNN, DNNN cần có sự luân chuyển, vấn đề là khi nào thì thu hút DNNN vào lĩnh vực nào và với mức độ ra sao.

“Các bạn đừng đợi ai đưa ra câu trả lời cho vấn đề của mình, mà hãy tự tin đưa ra ý tưởng, kiến nghị của riêng mình. Đó là cách tốt nhất..”, GS Porter hóm hỉnh đưa ra lời khuyên trước một số vấn đề mà đại diện các DN đưa ra…

Thanh Thanh
Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam