Dự báo tăng trưởng kinh tế 2016 duy trì 6,7%
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Lý giải về dự báo trên, chuyên gia kinh tế quốc gia của ADB, ông Aron Batten cho rằng, thời gian tới, kinh tế Việt Nam dựa trên ba động lực chính gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài, niềm tin của người tiêu dùng và chính sách hỗ trợ tăng trưởng. Trong đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang giữ ở mức cao và chỉ giảm nhẹ trong năm 2017. Niềm tin của người tiêu dùng đang dần trở lại, thể hiện rõ nét ở doanh số bán lẻ tăng. Cùng với đó là sự lạc quan của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện và triển vọng tăng trưởng đến từ các hiệp định thương mại mà Việt Nam vừa ký kết. Chính sách hỗ trợ tăng trưởng được triển khai tích cực như việc áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt thúc đẩy phát triển kinh tế và tiêu dùng, một số các ngành đã mở cửa hơn như bất động sản.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng này, Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick khuyến nghị, Việt Nam cần xây dựng vùng đệm kinh tế vĩ mô để nền kinh tế có khả năng chống đỡ mạnh mẽ với cú sốc kinh tế trong tương lai. Điều này đặt ra yêu cầu cần đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường tính bền vững tài khóa và củng cố cơ sở dự trữ ngoại hối. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần giải quyết vấn đề năng suất thấp và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tăng cường khả năng hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục áp dụng biện pháp tăng cường cải cách hệ thống ngân hàng, bao gồm việc xử lý nợ xấu còn tồn đọng và ngăn chặn nguy cơ xuất hiện nợ xấu mới.

Nguyễn Giang
Nguồn: Báo điện tử Đại biểu nhân dân