Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động: Mở rộng đối tượng áp dụng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) không phải là những quy định mới. Tuy nhiên, nếu như trước đây các quy định về ATVSLĐ chỉ được ghi nhận tại một chương trong Bộ luật Lao động thì nay đang được xây dựng thành một bộ luật chuyên ngành. Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động (dự thảo) sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tám đang diễn ra, bao gồm 7 chương, 94 điều với 3 nhóm chính sách lớn: chính sách phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chính sách giảm thiểu rủi ro và một chính sách mới là chính sách cho người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động.

Theo ghi nhận tại Tọa đàm chuyên đề Những nội dung chủ yếu và điểm mới của Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động do Bộ LĐ, TB và XH tổ chức ngày 6.11, bên cạnh người lao động có quan hệ lao động được quy định tại Bộ luật Lao động năm 2012 (thể hiện qua hợp đồng lao động), cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nước ta hiện có khoảng 60% lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động.

Thực tế cho thấy, đây là những đối tượng yếu thế và dễ bị tổn thương, nhất là khi xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đơn cử, đối với ngành hóa chất, hóa chất có thể bị rò rỉ trong bất kỳ gia đoạn nào từ khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, sử dụng cho đến xử lý thải loại. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện các quy định về ATVSLĐ, sử dụng nhiều thiết bị cũ với công nghệ lạc hậu và nhiều loại hóa chất nguy hiểm, các chất độc chưa được thay thế, do đó, dẫn đến có nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởãng đến sức khỏe người lao động, gây ô nhiễm môi trường. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng lao động ra – vào nhiều, người sử dụng lao động vì thế không ký hợp đồng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Chính vì vậy, so với quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Lao động năm 2012, Dự thảo Luật ATVSLĐ quy định rộng hơn, bao quát hơn khi mở rộng đối tượng áp dụng đối với cả khu vực không có quan hệ lao động. Cụ thể, theo Điều 2 dự thảo, khu vực không có quan hệ lao động là người từ đủ 15 tuổi trởã lên, có việc làm nhưng không có hợp đồng lao động (khoản 3) hay cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác ATVSLĐ (khoản 6) như tổ chức kiểm định, tập huấn, tư vấn về ATVSLĐ; cung cấp phương tiện bảo vệ các nhân; đo, kiểm tra môi trường lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp… Việc phân tách đối tượng này thể hiện rõ việc bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn đối với người làm công ăn lương thuộc khu vực có quan hệ lao động, đồng thời, bổ sung quyền và nghĩa vụ của người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động nói trên.

Theo đó, người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động hay không có hợp đồng lao động sẽ có quyền được nhà cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong quá trình lao động, sản xuất cung cấp đầy đủ các thông tin, hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động; được tiếp nhận thông tin, tư vấn, huấn luyện về ATVSLĐ; tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng dẫn của Chính phủ; khiếu nại hoặc tố cáo hành vi vi phạm phát luật về ATVSLĐ. Bên cạnh những nghĩa vụ là chịu trách nhiệm về ATVSLĐ đối với công việc do mình thực hiện; bảo đảm ATVSLĐ đối với những người lao động có liên quan trong quá trình thực hiện lao động; thông báo với chính quyền địa phương để có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất ATVSLĐ.

Đặc biệt, để hài hòa với Công ước 155 ngày 3.6.1981 về an toàn lao động, vệ sinh lao động và môi trường lao động và Công ước 187 ngày 15.6.2006 về cơ chế tăng cường công tác ATVSLĐ mà nước ta là thành viên gia nhập, dự thảo còn quy định người lao động không có hợp đồng lao động phải có chứng nhận huấn luyện phù hợp về ATVSLĐ trước khi vận hành, sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ (khoản 4, Điều 24). Hay khi xảy ra tai nạn trong quá trình lao động làm chết người lao động không có hợp đồng lao động thì gia đình nạn nhân có trách nhiệm khai báo đến UBND cấp xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) nơi nạn nhân đăng ký tạm trú trong thời gian lao động và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật về hộ tịch. UBND cấp xã nơi xảy ra tai nạn làm chết người lao động không có hợp đồng lao động phải báo ngay với UBND cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh (khoảng 4, Điều 30).

Tuy nhiên, thách thức đặt ra khi mở rộng đối tượng áp dụng ra toàn bộ lao động là yêu cầu mới đối với công tác quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Đơn cử như việc hỗ trợ người lao động không có hợp đồng lao động tự nguyện tham gia Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Do người lao động không có hợp đồng lao động không có người sử dụng lao động để thực hiện trách nhiệm đóng BHXH (trong đó có bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) nên nếu để họ tự nguyện tham gia quỹ thì khó và ít người có khả năng tự đóng hoàn toàn – Thứ trưởng Bộ LĐ, TB và XH Doãn Mậu Diệp nói và cho biết thêm, dựa trên nguyên tắc bảo vệ người lao động nhưng bảo đảm tính khả thi của dự thảo luật này, cần phải có lộ trình áp dụng phù hợp đối với năng lực quản lý nhà nước cũng như khả năng nhận thức và tuân thủ pháp luật của người lao động.

Theo Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ, TB và XH) Hà Tất Thắng, không có nhiều nước trên thế giới mở rộng đối tượng áp dụng Luật ATVSLĐ như nước ta, bởi việc triển khai, thực thi và quản lý là rất phức tạp, nếu có chỉ là thêm đối tượng người lao động tự doanh nhưng cũng quy định BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, với 60% người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động, vì sự an toàn và tính mạng của người lao động, cần thiết phải mở rộng đối tượng áp dụng nhưng có lộ trình và bước đi cụ thể.

Tới đây, khi Cộng đồng ASEAN hình thành vào năm 2015, việc xây dựng Luật ATVSLĐ được Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Thế giới  Gyorgy Szirraczki đánh giá là đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới các nước, hàng hóa sẽ được sản xuất trong môi trường tốt, bảo đảm điều kiện ATVSLĐ lao động. Song đối với việc mở rộng đối tượng áp dụng, ông Gyorgy Szirraczki cũng nhấn mạnh, không được quy định chung mà nên có chiến lược để xác định nhóm đối tượng nào có nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cao hơn trong khu vực không có quan hệ lao động để sớm hỗ trợ phù hợååp, trong đó, đầu tiên phải hướng đến người nông dân.

Phan Diệp Anh
Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân