Dự thảo Luật Công vụ: Làm việc trong các đơn vị sự nghiệp có là công chức không?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

So sánh quy định trên của Dự thảo Luật Công chức với pháp luật hiện hành có thể thấy, Luật đã làm rõ hai vấn đề:
Thứ nhất, những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý điều hành của các tổ chức sự nghiệp được gọi là công chức (trước kia dùng khái niệm viên chức).
Thứ hai, thu hẹp đối tượng làm việc tại các cơ quan sự nghiệp của Nhà nước được coi là công chức.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, không nên quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là công chức với những lý do sau:
      
Thứ nhất, các đơn vị sự nghiệp nhà nước không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, do vậy người làm việc trong đơn vị này không được coi là công chức. Theo quy định, các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước chỉ thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Bởi vậy, cần có cơ chế để phân biệt rõ người làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước (các cơ quan thực hiện thuần tuý chức năng quản lý nhà nước, không thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công) và người làm việc trong các tổ chức sự nghiệp (các tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước). Nếu xác định người được tuyển dụng, bổ nhiệm làm việc trong bộ máy lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp cũng là công chức thì không phân biệt được rõ đối tượng, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ giữa những người làm việc tại cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, đồng thời không phù hợp với bản chất của cơ quan sự nghiệp – là cơ quan không thực hiện hoạt động quản lý hành chính. Theo chúng tôi, khái niệm công vụ có nội hàm liên quan đến hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (với tư cách là cơ quan quản lý hành chính nhà nước). Bởi vậy chỉ những người làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước, được giao chức trách liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan thì mới được coi là công chức. Trên thực tế, giám đốc một bệnh viện do Sở Y tế thành lập (đơn vị sự nghiệp) tuy có thực hiện hoạt động quản lý trong bệnh viện (quản lý về con người, về cơ sở vật chất)… nhưng hoạt động quản lý này chỉ mang tính chất nội bộ, không phải là hoạt động quản lý nhân danh nhà nước. Chỉ có hoạt động quản lý của Giám đốc Sở Y tế mới là hoạt động quản lý được nhân danh Nhà nước. Và, những người làm việc theo chế độ tuyển dụng tại Sở Y tế thực hiện chức trách mới là hoạt động công vụ, do vậy chỉ những người này mới được coi là công chức. 
      
Thứ hai
, quy định chỉ có người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là công chức sẽ là không công bằng với những người khác làm việc trong đơn vị sự nghiệp và người làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước. Như đã phân tích, hoạt động quản lý của những người lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp chỉ là hoạt động quản lý mang tính nội bộ của cơ quan chứ không phải là hoạt động quản lý mang danh nhà nước, do đơn vị sự nghiệp không có chức năng này. Bởi vậy, nếu chỉ xác định đội ngũ lãnh đạo trong các đơn vị sự nghiệp là công chức thì không những không phù hợp với bản chất của đơn vị sự nghiệp, mà còn không công bằng với những người làm việc trong các đơn vị này; Đồng thời, không công bằng với cả những người làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước thuần tuý. Trên thực tế, các đơn vị sự nghiệp, ngoài phần ngân sách nhà nước cấp hàng năm (trừ một số đơn vị sự nghiệp đảm bảo 100% kinh phí hoạt động), còn có nguồn thu tương đối lớn thông qua hoạt động cung cấp dịch vụ công của mình. Bởi vậy, ngoài phần lương hưởng theo ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước, những người làm việc tại các đơn vị sự nghiệp còn có nguồn thu từ phần thu được giữ lại khi cung cấp dịch vụ công cho công dân, tổ chức. Tổng số lương thực tế nhận được của người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thường cao hơn người làm việc ở các cơ quan hành chính nhà nước có cùng thời điểm tuyển dụng. Do vậy, nếu những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp là công chức sẽ không công bằng đối với thủ trưởng các các cơ quan hành chính nhà nước. 
      
Phân tích trên cho thấy, không nhất thiết phải xác định những người giữ chức danh lãnh đạo trong các tổ chức sự nghiệp là công chức, mà có thể giao trách nhiệm cho họ, thông qua hình thức hợp đồng lao động. Trong hợp đồng lao động này sẽ xác định tất cả các nội dung liên quan đến chế độ trách nhiệm, quyền lợi được hưởng để duy trì hoạt động hiệu quả của tổ chức sự nghiệp. Quy định như vậy cũng phù hợp với xu thế xã hội hoá các hoạt động dịch vụ công và phát huy tính sáng tạo, chủ động của các đơn vị sự nghiệp, nhằm cung cấp các dịch vụ công có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. 

Nguồn: Báo Người Đại biểu nhân dân