Dự thảo Luật Doanh nghiệp: Quy định rõ chế tài với doanh nghiệp phân biệt đối xử người lao động
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

NLĐ vẫn bị đối xử phân biệt địa phương 

Phát biểu tại nghị trường, ĐB Trương Minh Hoàng ( Cà Mau) đã tỏ ra khá bức xúc khi nêu một thực trạng mà ông cho là đau lòng: Gần đây nhiều DN công khai không nhận LĐ vào làm việc là người có quê ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Thậm chí có bài báo nêu rõ một DN ở Bình Dương tuyên bố không nhận LĐ là người Cà Mau. 

Theo đại biểu Hoàng, Bộ luật Lao Động đã nêu rõ về quyền bình đẳng của mỗi người trước pháp luật, không nên bị phân biệt đối xử. Công nhân có quyền lựa chọn ngành nghề, việc làm và nơi làm việc. Đồng thời, NLĐ được tự do lựa chọn nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử. “Nếu như địa phương xảy ra những trường hợp tương tự như tôi kể trên, Luật DN nếu không quy định rõ, tôi e là còn nhiều tỉnh nữa đưa ra vấn đề địa phương cục bộ này. Nếu không tôn trọng NLĐ thì ko biết tới đây còn tỉnh nào? NLĐ có thể sai sót, vi phạm hợp đồng, thậm chí vi phạm pháp luật, nhưng không thể là tất cả NLĐ Nghệ An, Cà Mau hay Thanh Hóa đều bị cho là vi phạm? Ban soạn thảo cần lưu ý để quy định cụ thể về điều này” – đại biểu Trương Minh Hoàng nói.

Cũng liên quan đến nhiều vấn đề luật chưa tính đến và còn “thông thoáng”, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh (TPHCM) cho rằng, vẫn chưa thấy chế tài pháp lý nào để ràng buộc trách nhiệm của DN và vai trò của Nhà nước trong việc cho thành lập DN như chủ thể, vị trí, địa điểm, tài sản… của DN. Đại biểu Ánh nêu thực tế, trong năm qua nhiều DN lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp để mua bán hợp đồng, trốn thuế, lừa đảo tài sản nhà nước. Hàng ngàn DN nợ bảo hiểm, thuế, nợ lương của công nhân mà không thể thu hồi được. 

Ông bức xúc: “Các hình thức kinh doanh nhạy cảm như bar, karaoke vi phạm sau đó giải thể nhưng ngày hôm sau, tuần sau có DN tên khác đứng ra kinh doanh mà thực chất là chủ cũ, tài sản đó, con người đó, địa điểm đó… Chỉ vì tên DN khác nhau nên không thể truy cứu và xử lý hình sự”. Cũng theo đại biểu Ánh, còn rất nhiều nhà kinh doanh chủ động giải thể sau dự án để tránh thanh tra, thoát nợ thuế, nợ lương mà cơ quan quản lý không biết là DN đó đang ở đâu.

“Không phải DN nào cũng muốn xây dựng thương hiệu vì sợ thanh tra, chỉ làm dự án rồi giải thể, không bị kiểm toán, thanh tra thuế, quyết toán. Tôi đề nghị ban soạn thảo phải thiết kế các điều khoản ràng buộc khi quy định thành lập DN. Luật phải có quy định cụ thể hơn, không nên thông thoáng quá, phải đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước, chứ như hiện tại thì khả năng quản lý hạn chế nhưng lại luôn muốn đi theo tiến bộ vượt khả năng thực tế quản lý của mình” – ông Ánh ngụ ý.

Quy định cụ thể về quyền của DN

Phân tích ở góc độ tương quan giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho hay, quy định về quyền của DN trong hai luật đang chồng chéo. Khi góp ý Dự thảo Luật Đầu tư trong kỳ họp trước, đại biểu này đã phát biểu rằng Luật Đầu tư không nên quy định về từng quyền cụ thể của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, bởi liệt kê là không thể đủ, và nhà đầu tư vốn đã có những quyền đó rồi, nêu lại mà nêu thiếu thì thành ”chữa mèo lành thành mèo què”. 

“Nhưng tôi góp ý như vậy với Luật Đầu tư là bởi tất cả các quyền cơ bản nhất của doanh nghiệp đã được quy định đầy đủ, hệ thống và chuẩn xác trong Luật Doanh nghiệp rồi. Nay Dự thảo Luật Doanh nghiệp rút toàn bộ các quy định rất tốt về các quyền cơ bản này của doanh nghiệp, chỉ còn giữ lại quy định về quyền rất chung là ”tự chủ kinh doanh”, điều này nghĩa là chả có quyền gì cả, DN đâu có thể bê cái quyền này đi mà kêu mà trình với ai được. Đề nghị ban soạn thảo thiết lập lại quy định đầy đủ về các quyền kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp trong Luật Doanh nghiệp như hiện nay đang có” – đại biểu Lộc nêu.

Liên quan đến các hoạt động của DN, đại biểu Nguyễn Khắc Tâm (Sóc Trăng) ủng hộ luật theo hướng cải cách là để DN tự quyết định về số lượng, hình thức và nội dung con dấu DN, tuy nhiên cần đảm bảo con dấu thể hiện tên, mã số DN và có thông báo với cơ quan đăng kí kinh doanh để đăng tải công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng kí DN. 

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng, người đại diện DN nên quy định là có nhiều người đại diện vì hoạt động DN không chỉ ở một địa bàn mà còn nhiều nơi trong nước, ngoài nước. Vì vậy, đại biểu Sơn đồng tình với việc nên có nhiều con dấu để tạo điều kiện cho nhiều người đại diện, nhưng phải xác định rõ trách nhiệm quản lý chặt chẽ với việc này, đảm bảo uy tín DN và NLĐ.