Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) và dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Ngăn chặn tình trạng chiếm dụng vốn
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Không để chủ đầu tư chiếm dụng vốn góp của dân

Đó là mong muốn của nhiều ĐBQH gửi gắm vào những quy định trong dự luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, quy định mở rộng việc cho phép các chủ đầu tư kinh doanh bất động sản được bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai là góp phần kiểm soát vốn đầu tư vào dự án nhà ở, tránh tình trạng quyền lợi của người mua bị ảnh hưởng do thiếu các qui định cụ thể về góp vốn cho các dự án nhà ở như thời gian qua.

Tuy nhiên, những rủi ro, dễ nảy sinh tranh chấp từ quy định này vẫn khiến nhiều ĐBQH lo lắng nên nhiều ý kiếnđề nghị cần quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, nhất là không để chủ đầu tư chiếm dụng vốn của người mua. Vì thế, nhiều ĐBQH cho rằng, quy định như dự thảo về huy động vốn cho bất động sản hình thành trong tương lai chưa đủ chặt chẽ.

Thực tế, nhiều dự án chưa làm gì hoặc mới chỉ làm móng đã huy động ngay 50-70% vốn và nhập nhằng trong việc sử dụng tiền đầu tư, gây thiệt hại cho người mua nên đại biểu Nguyễn Hữu Hùng (tỉnh Tiền Giang) kiến nghị, phải qui định “xong phần móng” mới được huy động vốn và có quy định phân kỳ mức thu tiền tối đa tương ứng với tiến độ. Ngoài ra, theo đại biểu Đinh Thị Phương Lan (tỉnh Phú Yên), chủ đầu tư thường thu quá giá trị của công trình nên cần qui định tăng vai trò cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra đủ tiến độ công trình hình thành trong tương lai được huy động vốn, công khai thông tin để người mua không bị “hớ”.

Trong mối lo đối với tài sản của người dân khi góp vốn vào mua nhà, nhiều ĐBQH cho rằng, những quy định cấm của dự thảo Luật chưa đủ sức ngăn chặn tình trạng lừa đảo, chiếm dụng vốn trên thị thường bất động sản. Do đó, “phải hình sự hóa các hành vi huy động, sử dụng vốn góp đối với bất động sản hình thành không đúng mục đích cam kết để chấm dứt tình trạng lừa đảo, chiếm dụng vốn trên thị trường bất động sản” – đại biểu Đỗ Văn Đương (TP.HCM) nhấn mạnh.

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, dự thảo Luật vẫn để lỗ hổng cho các chủ đầu tư “làm khổ dân” vì chưa làm rõ được việc sử dụng vốn góp của người dân vào dự án. “Cần quy định phần vốn góp phải được gửi ở một ngân hàng và chỉ giải ngân cho công trình góp vốn, cấm sử dụng cho mục đích khác, người góp vốn có quyền yêu cầu ngân hàng hoặc chủ đầu tư thông báo việc sử dụng minh bạch số vốn của họ. Tỷ lệ vốn lần đầu là 30% và tỷ lệ nộp tối đa là 95% cho đến khi được cấp giấy chứng nhận sở hữu. Quy định như vậy để tránh chiếm dụng vốn của người dân” – đại biểu Trần Du Lịch nói.

Bối rối thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở

Trước đó, thảo luận về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), vấn đề được nhiều ĐBQH quan tâm là thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở. Dự thảo Luật, quy định trường hợp mua bán nhà ở, thuê mua nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, thuê mua nhà ở; trường hợp tặng cho, đổi nhà ở giữa cá nhân với cá nhân là kể từ thời điểm bên tặng cho, bên đổi bàn giao nhà ở cho bên nhận tặng cho, nhận đổi; trường hợp mua bán nhà ở giữa chủ đầu tư với người mua nhà kể từ thời điểm người mua nhận bàn giao nhà ở.

Tuy nhiên, một số ý kiến ĐBQH đề nghị quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là thời điểm đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ thời điểm việc giao dịch nhà ở được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Hồ Trọng Ngũ (tỉnh Vĩnh Long) phản ánh, thực tế có nhiều người lật lọng, nhận tiền rồi nhưng khi chuyển nhà thì bảo chưaxong khiến người mua nhà bị mất quyền lợi nên không thể đơn thuần qui định thời điểm chuyển quyền là sau khi có xác nhận mà phải tuân theo quy định của Bộ luậtDân sự.

Huy Anh

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (tỉnh Bình Định): “quy định việc công chứng, chứng thực hợp đồng kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sảndo các bên thỏa thuận như dự thảo là chưa hợp lý với pháp luật về công chứng, chứng thực và Bộ luật Dân sự, tạo “khoảng trống pháp lý” để người mua bị thiệt hại khi người bán nhập nhằng, dựa vào quy định này để gây khó dễ hay “lật lọng” thỏa thuận. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nếu mọi hợp đồng đều phải công chứng cũng gây khó khăn cho người bán nên qui định hợp đồng mẫu phải được cơ quan nhà nước (Sở Tư pháp) thẩm định để bảo đảm quyền lợi của cả hai bên”.

  

Đại biểu Cao Sỹ Kiêm (tỉnh Thái Bình): “Tính toán không cẩn thận sẽ vỡ nợ”

Trao đổi với báo chí bên hàng lang Quốc hội, đại biểu Cao Sỹ Kiêm cảnh báo như vậy khi đề cập đến chủ trương xây dựng sân bay Long Thành.

– Ý kiến của ông về vấn đề gánh nặng nợ hiện nay?

Nợ công hiện nay đang diễn biến theo chiều hướng không tích cực, chi vẫn tăng, thu còn hạn chế, nên khả năng bội chi tăng lên, đặc biệt là chi hành chính, chi mua sắm thiết bị chưa chặt chẽ làm tăng chi ngân sách. Nói cách khác là ta đang vay và ăn cho tương lai, vay tương lai để chi cho hiện tại nên sẽ để lại một gánh nặng nợ rất lớn cho các thế hệ sau.

– Trong điều kiện “đang vay và ăn cho tương lai” như ông nói thì ông đánh giá như thế nào về việc đầu tư sân bay Long Thành?

Để giải quyết nút giao thông về hàng không cơ bản cho những năm sau thì cũng cần phải xây dựng sân bay Long Thành. Tuy nhiên trong tình hình ngân sách hiện nay thì kể cả vay nước ngoài hay huy động trong nước đều sẽ tăng gánh nặng nợ công, làm giảm sức khỏe nền kinh tế. Nếu chưa tính toán đầy đủ nguồn tài chính, yếu tố chưa vững chắc, thì việc đầu tư có thể làm mất an toàn cân đối ngân sách hoặc đảo lộn bội chi ngân sách thì sẽ vô cùng gay go, dễ dẫn đến vỡ nợ.

– Theo tính toán cá nhân của ông, làm thế nào để huy động được vốn thực hiện dự án này?

Chủ yếu là đầu tư tư nhân, theo kiểu người ta đăng ký từng dự án nhỏ để giảm thiểu khoản vay và chi từ ngân sách. Đồng thời huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cá nhân hoặc tổ chức xã hội hóa để không gây áp lực tới nợ công.


Nguồn: Cổng thông tin Bộ Tư pháp