Dự thảo sửa đổi Luật Dân sự vẫn còn nhiều qui định chung chung
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Phản ánh về những điểm bất cập trong dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi) được thảo luận tại tổ sáng 13/11, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, đây là bộ luật được phát triển hóa cho nên ý nghĩa của nó là tồn tại lâu dài và bộ luật đã phát triển hóa tức là rất chi tiết.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nghĩa dự thảo còn rất chung chung. Cụ thể, Điều 2 ghi “nguyên tắc công nhận tôn trọng quyền bảo vệ dân sự”. Chúng ta phải định nghĩa quyền dân sự là gì? “

“Nguyên tắc làm luật là khi ta nêu một điều mà điều đó chưa có định nghĩa thì phải định nghĩa. Ở đây cụm từ “quyền dân sự” được hiểu là đồng nhất với quyền con người, quyền công dân. Tôi cho rằng quyền dân sự thấp hơn, quyền con người, quyền công dân đã bao hàm quyền dân sự trong đó và khi nó đã là một bộ phận thì nó không thể có quy chế pháp lý tương đương với quyền công dân, quyền con người được”, đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu Nghĩa, khái niệm “nguyên tắc cơ bản là vô hiệu” vẫn được giữ nguyên trong dự thảo Luật Dân sự (sửa đổi) như luật hiện hành. Khái niệm này khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất sợ. Rất nhiều lần nhà đầu tư nước ngoài thắc mắc về khái niệm nguyên tắc cơ bản là gì?

Một ví dụ nữa được đại biểu Nghĩa đưa ra là trong dự thảo nêu: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”.

Có rất nhiều trường hợp người bệnh không bị bệnh tâm thần, nhưng vì tranh chấp người ta cấu kết với một số người liên quan làm đơn lên tòa án, yêu cầu bệnh viện nhốt người đó lại, một thời gian sau mới phát hiện là do mâu thuẫn chứ không bị bệnh tâm thần. Trong luật ghi “người có quyền, lợi ích liên quan” như vậy quá rộng.

“Bất kể người nào có quyền lợi liên quan nào cũng có thể làm đơn đưa người khác vào bệnh viện tâm thần hay sao? Chúng ta cần xem lại, cần quy định là người giám hộ hay người đại diện hợp pháp như vậy sẽ hợp lý hơn.

Đồng quan điểm, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh ( TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, dự thảo luật sửa đổi có nhiều nội dung, khái niệm đến người làm luật như ông cũng không hiểu hết.

Cụ thể về quyền sở hữu quy định trong dự thảo luật. Ví dụ: liên quan tới quyền sở hữu nhà đất, hiện nay mua bán nhà xong phải làm thủ tục với cơ quan đăng ký để nhà nước bảo vệ, tuy nhiên theo dự thảo chỉ giao nhà xong thì được coi là hợp pháp, thì căn cứ vào đâu để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. 

“Dự thảo mở rộng quá, khó xác định được lỗi, nếu có tranh chấp thì không biết quy trách nhiệm cho ai”, đại biểu Ánh nhấn mạnh./.

Hồng ChiNguồn: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su-chinh-tri/2014-11-13/du-thao-luat-dan-su-sua-doi-van-chung-chung-kho-hieu-15149.aspx