EuroCham tiếp tục kiến nghị về chính sách thuế
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

 

Tuy nhiên, EuroCham cho rằng vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết và phát sinh một số vấn đề mới.

Thuế GTGT đối với vận tải quốc tế, EuroCham lưu ý rằng vẫn còn tồn tại một số khó khăn như: Có nhiều dịch vụ liên quan là một phần quan trọng trong vận tải hàng hóa quốc tế, những dịch vụ trong lĩnh vực vận tải và giao nhận quốc tế nên áp dụng mức thuế suất 0% như các nước khác áp dụng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Châu Âu còn gặp khó khăn trong việc tuân thủ quy định thuế. Để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu tại Việt Nam và thống nhất với các nước khác về dịch vụ giao nhận vận tải và các dịch vụ phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc rế, EuroCham cho rằng những khoản lệ phí thủ tục giấy tờ, phí lưu bãi, phí phạt làm chậm hàng, phí vệ sinh container, phí xếp dỡ tại cảng nên được hưởng thuế suất GTGT 0%. Thêm vào đó việc đơn giản hóa các thủ tục đối với các rủi ro về thuế cần được Chính phủ thảo luận và thống nhất như một phần trong Đề án 30 càng sớm càng dễ thực hiện. 

Nhiều quốc gia không quan tâm giải quyết vấn đề thuế của doanh nghiệp tái cơ cấu cho đến khi hệ thống thuế của các doanh nghiệp này bước sang giai đoạn phát triển sau. Tuy nhiên, EuroCham nhận định tại Việt Nam với sự phát triển nhanh chóng thì tái cơ cấu doanh nghiệp đang trở nên phổ biến đối với cả các tập đoàn trong và ngoài nước. Qua đó, phương thức xử lý các vấn đề về thuế của doanh nghiệp tái cơ cấu cần được phát triển hơn nữa. Hiện nay, luật và các quy định thuế của Việt Nam không đưa ra những điều khoản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý thuế của doanh nghiệp tái cơ cấu, ngoại trừ một số quy định hạn chế về tái cấu trúc doanh nghiệp theo một hình thức cụ thể, ví dụ sáp nhập hay chia tách. Hiện nay chưa có quy định rõ ràng về việc miễn thuế đối với việc tái cấu trúc.

EuroCham cho rằng sẽ rất hữu ích khi Chính phủ đưa ra hướng dẫn về những giao dịch đặc biệt liên quan đến tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nên cân nhắc việc đưa ra chính sách miễn thuế cho hoạt động tái cấu trúc giữa các công ty trong cùng một tập đoàn, điều này cho phép các nhà đầu tư thay đổi sở hữu đối với các công ty con của họ để có thể sắp xếp các nhu cầu tái cấu trúc phù hợp hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ nên cân nhắc việc soạn thảo khung pháp lý toàn diện về thuế trong hoạt động tái cơ cấu bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế GTGT.

Việt Nam hiện có mạng lưới thuế rộng lớn qua việc ký kết hiệp định thuế với hơn 50 quốc gia. Tuy nhiên, trước đây tiến trình hiện thực hóa lợi ích của việc tham gia các hiệp định thuế này chưa rõ ràng. Do đó, EuroCham đánh giá cao những tiến bộ có được từ Đề án 30 và sự ra đời của Thông tư 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/2/2011 về kê khai thuế, tính thuế năm 2011 có hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/2011. Thông tư này đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục miễn giảm thuế phù hợp với các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, ví dụ thủ tục xin miễn giảm thuế đối với chuyển nhượng vốn.

Tuy nhiên, EuroCham vẫn chỉ ra những điểm trong Thông tư 28 cần được cải tiến hơn, đó là: Thời hạn nộp hồ sơ thông báo thuộc diễn miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần đối với chuyển nhượng vốn theo Thông tư 28 quy định là 15 ngày trước khi thời hạn nộp kê khai thuế. Không thể biết chính xác khi nào cơ quan cấp giấy phép phê duyệt phương án chuyển nhượng vốn, do đó, thật khó có thể thực thi quy định nộp hồ sơ thông báo xin miễn thuế.

Theo EuroCham thời hạn nộp hồ sơ thông báo thuộc diện miễn giảm thuế theo các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần nên giống như thời hạn kê khai thuế. Nên quy định cụ thể khi nhà thầu nước ngoài đã tuân thủ thủ tục thông báo theo Thông tư 28, các đối tác Việt Nam sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đó về việc nhà thầu nước ngoài có thuộc đối tượng miễn giảm thuế theo hiệp định hay không.

Thời hiệu truy thu thuế là vấn đề quan tâm chính đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định về thời hiệu thanh tra lại khoản thuế phải nộp hiện nay có thể được giải thích là vô thời hạn. Đối với những nhà đầu tư đang cân nhắc việc đầu tư vào các công ty Việt Nam, quy định này không rõ ràng về thời hạn truy cứu nghĩa vụ thuế sẽ kéo dài bao lâu trong quá khứ. EuroCham cho rằng, cơ quan thuế nên quy định thời hiệu truy thu thuế trong vòng 5 năm đối với các trường hợp trốn thuế. Mức giới hạn thời gian hồi tố 5 năm cho việc thanh tra nghĩa vụ thuế nên được khôi phục.

Khánh Huyền
Nguồn: eFinance Online