Giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Song ở Việt Nam, chỉ từ khi chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động này mới thực sự khởi sắc. Và, với sức sống bản năng, nó đã nhanh chóng bắt nhịp và tác động rõ nét, trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong phát triển kinh tế – thương mại.

Mỗi năm, hàng trăm cuộc hội chợ triển lãm (HCTL) với quy mô khác nhau, được tổ chức ở trong và ngoài nước, nhiều lượt đoàn đi khảo sát ở nhiều thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng. Việc các DN tháp tùng các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong các chuyến thăm nước ngoài hoặc tổ chức “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” tại các nền kinh tế… đã thêm cơ hội cho DN ký kết hợp đồng, thoả thuận, bản ghi nhớ…., làm đậm đà hình ảnh chung về XTTM.

Xây dựng thương hiệu đã trở thành thiết yếu. Trong lộ trình thực hiện chủ trương này, nổi bật là Chương trình “Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 253 ngày 25/11/2003.

Việc quản lý các hoạt động khuyến mại đã có nền nếp. Các Trung tâm Giới thiệu sản phẩm Việt Nam (TTGTSP) tại nước ngoài được thí điểm thiết lập tại Niu- Óoc (Hoa Kỳ), Dubai (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất).

Việc thu thập, cung cấp thông tin bằng nhiều phương tiện kỹ thuật cao và được thực thi. Công tác đào tạo nguồn lực làm XTTM đã được chú ý ở các cấp ngành, đơn vị.
Trong toàn bộ các hoạt động trên đây, có điểm nhấn là Chương trình XTTM Quốc gia. Sau 3 năm thí điểm, Thủ tướng Chính phủ lại có quyết định số 279 ngày 3/11/2005, ban hành “Quy chế xây dựng Chương trình XTTM Quốc gia giai đoạn 2016 – 2010”. Chương trình XTTM Quốc gia năm 2006, rồi năm 2007, được xây dựng theo cơ chế mới đã khắc phục những khúc mắc và đổi mới rõ rệt…

Quan hệ với các tổ chức XTTM dày dạn trên thương trường quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xingapo… đã được thiết lập, tạo ra nhiều cơ hội được chia sẻ kinh nghiệm, được hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật.

Tính hệ thống của XTTM, không chỉ bằng một chuỗi các hoạt động nói trên mà còn bằng một tập hợp các cơ chế Chính sách về XTTM với đỉnh cao là XTTM đã thành một trong những cấu trúc của Luật Thương mại (sửa đổi), rồi Nghị định của Chính phủ số 37, ngày 4/4/2006, Hướng dẫn thi hành các chương, điều về lĩnh vực XTTM của bộ luật này. Tính hệ thống còn được thể hiện về mặt tổ chức. Công tác XTTM không còn là hoạt động tự phát lẻ tẻ mà đã phát triển khá sôi động ở cả 3 cấp: Chính phủ – phi Chính phủ – DN.

Tuy vậy, hoạt động XTTM còn bất cập ở một số mặt. Cơ sở vật chất cho hoạt động XTTM còn hạn chế. Cả nước chưa có một công trình để tổ chức hội chợ triển lãm ngang tầm với khu vực, quốc tế. Các địa phương còn thiếu thốn hơn.

Nội hàm các thông tin thu thập chưa thật phong phú, chuyển tải chưa nhanh, khả năng phân tích, dự báo cũng như năng lực vận dụng còn hạn chế.

Còn có khoảng cách giữa trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ so với yêu cầu. Chưa thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao và kỹ năng thực hành giỏi về XTTM. Tính chuyên nghiệp trong hoạt động XTTM chưa cao.

Khắc phục những tồn tại nói trên vốn là cần thiết, nay càng khẩn trương vì trong tình hình mới, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, mà theo định chế của Tổ chức này, việc hỗ trợ trực tiếp cho DN phải bị rỡ bỏ, còn XTTM vẫn được thực thi vì ngoài “vùng cấm” của WTO – được nổi lên như là một trong những giải pháp hỗ trợ DN hữu hiệu. Tình hình đó đặt ra cho hoạt động XTTM sứ mệnh mới nhưng cũng lại là trọng trách mới. Việc phải đổi mới và nâng cao hiệu quả của XTTM vừa là lâu dài, vừa cấp bách. Muốn vậy, cần quan tâm đến các giải pháp sau:

Một là, đổi mới cơ chế chính sách, trước hết về tài chính, vừa huy động được nhiều nguồn tài lực cho XTTM, vừa động viên những người tâm huyết với sự nghiệp XTTM. Sớm ra đời Quỹ XT thương mại – đầu tư – du lịch thay cho Quỹ hỗ trợ xuất khẩu.

Hai là, hoàn thiện hệ thống XTTM, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa các Tổ chức XTTM, vừa đảm bảo hài hoà lợi ích của mỗi thành viên vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Trước mắt, ban hành văn bản pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của tổ chức XTTM địa phương, để hoàn chỉnh mô hình này.

Ba là, trên cơ sở khảo sát tổng thể hiện trạng về cơ sở hạ tầng cho XTTM, sẽ điều tra khảo sát và xây dựng các dự án hài hoà trong quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của toàn quốc cũng như của địa phương. Tập trung tài lực xây dựng các Trung tâm HCTL, Trung tâm tổ chức Hội nghị và Sự kiện, Sàn giao dịch…, ngang tầm khu vực và thế giới.

Bốn là, tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác XTTM đạt chuẩn quốc tế về kỹ năng XTTM, ngoại ngữ, làm nguồn cội để đảm bảo ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động này.

Năm là, hoàn thiện xây dựng chiến lược về XTTM, trong đó xây dựng thị trường, mặt hàng trọng điểm, thị trường, mặt hàng tiềm năng. Mỗi tổ chức XTTM cần có hồ sơ cơ bản, được cập nhật tình hình về từng thị trường, sẵn sàng tư vấn cho các DN.

Sáu là, phát triển ứng dụng công nghệ điện tử, tăng cường năng lực khai thác, tiếp nhận, phân tích, xử lý, dự báo thông tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, đặc biệt ở các Sở Thương mại, các tổ chức XTTM địa phương. Nâng cao khả năng nhận biết sớm các rào cản, kịp thời giải toả trên nguyên tắc công bằng trong thương mại quốc tế.

Bảy là, không ngừng mở rộng hợp tác với các Tổ chức XTTM quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp kỹ thuật, tài lực, đào tạo nguồn lực, chia xẻ kinh nghiệm.

Theo Báo Thương mại