Giải quyết tranh chấp thương mại: Vì sao bỏ qua trọng tài?
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

LS Phạm Ngọc Thạch – Trọng tài viên của VIAC cho biết: Chúng ta đã trải qua một giai đoạn quá dài các quyết định trọng tài chỉ nằm trên giấy vì không có cơ chế thực thi bắt buộc. Chính vì vậy, hầu hết các DN chưa biết giá trị pháp lý của những quyết định trọng tài. Và hệ quả là các DN thường lựa chọn cơ quan quyền lực nhà nước giải quyết với tâm lý những quyết định đó giá trị pháp lý cao hơn.

Ưu thế nổi bật

Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài có 4 ưu thế so với giải quyết bằng con đường toà án. Thứ nhất là thủ tục giải quyết đơn giản và nhanh. Thứ hai là bảo đảm bí mật (xử kín). Điều này rất quan trọng đối với DN vì nó liên quan đến vấn đề uy tín, thương hiệu của DN. Thứ ba, các trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu. Ví dụ như Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam có tới 117 trọng tài viên trong nước và 6 trọng tài viên quốc tế là những chuyên gia đầu ngành của hầu hết các ngành trọng yếu. Trình độ các trọng tài viên thường là tiến sĩ thấp cũng là cao học và hầu hết đều được đào tạo ở nước ngoài. Ưu thế thứ tư, xét xử bằng cơ chế trọng tài chỉ một lần nên nó là chung thẩm. Quyết định của trọng tài buộc các bên phải thi hành ngay, nếu không sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án dân sự thi hành.

Vì những ưu thế này nên hầu hết các hợp đồng thương mại có yếu tố nước ngoài thường có điều khoản cuối cùng “nếu có tranh chấp xảy ra sẽ được giải quyết bằng trọng tài”. Các DN nước ngoài đã rất quen với cơ chế giải quyết tranh chấp này, nhưng các DN Việt Nam thì vẫn chưa quen. Thậm chí, nếu có chọn hình thức giải quyết tranh chấp này thì lại tự làm cho nó trở nên… vô hiệu bằng cách… không nêu rõ là trung tâm trọng tài nào.

Nhưng doanh nghiệp chưa… quen


Được biết, gần đây, với sự hỗ trợ của một dự án Đan Mạch, VIAC đã tập huấn cho các DN về giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài hơn 30 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tiến tới, 64 tỉnh, thành phố đều được tập huấn. Với nguyên tắc phi lợi nhuận trong hoạt động, cũng như những ưu điểm của mình, cơ chế trọng tài đang là một xu thế phát triển của kinh tế quốc tế.


Theo TS Chí, lý do mà DN Việt Nam chưa mặn mà với cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đơn giản chỉ vì chưa quen. Ông cũng cho rằng nguyên nhân ban đầu bắt nguồn từ tâm lý nhiều năm trước các quyết định của trọng tài chưa có chế tài thi hành nghiêm ngặt. DN nên biết gần đây, chúng ta đã có Pháp lệnh Trọng tài 2003. Pháp lệnh đã quy định khá chặt chẽ quy trình, thủ tục giải quyết cũng như giá trị pháp lý chung thẩm buộc các bên phải thi hành của quyết định trọng tài. Theo kế hoạch, năm 2009 sẽ có Luật Trọng tài. Tuy nhiên, điều này cũng phải dần dần để DN hiểu được sự tiện lợi của cơ chế này.

TS Chí cũng khẳng định: Vấn đề bây giờ chỉ còn là làm thế nào để giới thiệu, quảng bá cho cơ chế giải quyết bằng trọng tài. Luật gia Trần Hữu Huỳnh – Phó chủ tịch VIAC cũng lưu ý: Để được giải quyết bằng cơ chế trọng tài, trong hợp đồng thương mại các DN cần ghi rõ trung tâm trọng tài nào sẽ xử lý khi xảy ra tranh chấp. Các thoả thuận càng chi tiết càng tốt. Ví dụ như luật áp dụng cho thủ tục tố tụng là luật nào? Luật áp dụng cho nội dung vụ tranh chấp là luật nào? Ngôn ngữ xử lý? Nhưng DN cần lưu ý, trọng tài viên không phải là luật sư của mình mà sẽ là người công tâm đứng ra giải quyết vụ việc và chỉ tuân theo pháp luật.

Tuy vậy, để cơ chế trọng tài trở thành một thành tố không thể thiếu trong hoạt động thương mại thời gian tới, các trung tâm trọng tài nói chung, VIAC nói riêng vẫn phải liên tục khẳng định năng lực xét xử của mình. Các trung tâm trọng tài cần tiến tới không chỉ là chỗ dựa tin cậy của DN Việt Nam mà có thể còn là sự lựa chọn của các DN nước ngoài trong các giao thương quốc tế.

Nguồn:  Báo Điện tử Diễn đàn doanh nghiệp