Giảm tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 xuống còn 13%
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Vừa qua, 88% đại biểu Quốc hội đã bỏ phiếu tán thành điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu xuống còn 13%, do đánh giá ảnh hưởng khủng hoảng tài chính sẽ gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.

st1:*{behavior:url(#ieooui) } Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam luôn đạt mức 25-30%. Riêng trong năm 2008, mặc dù là một năm đầy khó khăn cho kinh tế Việt Nam nhưng dự báo xuất khẩu Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng 26%.

Hai nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu đều diễn biến bất lợi

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Hiện có hai yếu tố ảnh hưởng xuất khẩu Việt Nam là nhu cầu thị trường giảm và biến động EUR/USD.

Về phương diện cầu, thị trường Mỹ – chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu chung và 57% kim ngạch xuất khẩu dệt may, đã có nhiều tín hiệu chậm lại.

Thị trường EU và Nhật Bản cũng là những thị trường lớn của Việt Nam. Hiện nay, do khủng hoảng, nhiều đơn hàng cuối năm vẫn chưa được ký kết.

Bên cạnh đó, tỷ giá EUR biến động như hiện nay sẽ là bất lợi cho xuất khẩu Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là gia công. Nếu xuất khẩu sang EU, các doanh nghiệp thường nhập khẩu bằng USD, trả các chi phí khác bằng VND và bán vào thị trường sử dụng EUR.

Chỉ riêng ở Mỹ, trong tháng 9/2008 đã có thêm 159 ngàn việc làm bị cắt giảm. Đây là con số lớn nhất trong 5 năm qua.

Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống 99,8 điểm so với mức 105,6 điểm tháng 8 và thấp hơn nhiều mức kỳ vọng 104,5 điểm của các nhà phân tích.

Chỉ số này ở Đức giảm từ 198,5 điểm trong tháng 8 xuống còn 104,2 điểm trong tháng 9 và thấp hơn mức dự báo 105 điểm;

Tại Pháp thị trường bán lẻ dự kiến sẽ giảm 0,4% và cả năm dự kiến chỉ tăng 0,7% so với 3,3% của năm 2007…

Hiện đồng USD đang tăng giá so với EUR, sức ép giảm giá EUR càng lớn. Như vậy, chi phí sản xuất của doanh nghiệp sẽ tăng trong khi doanh thu thì khó tăng.

Ngoài ra, còn có khả năng các nước sử dụng hàng rào kỹ thuật, thương mại để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước, chống thâm hụt thương mại gây khó khăn cho hàng xuất khẩu Việt Nam.

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

Dầu thô, may mặc và thủy sản trong năm 2009 đều khó

Kim ngạch xuất khẩu dầu thô năm 2009 sẽ khó lòng đạt được giá trị như năm 2008 do giá dầu thô đã giảm mạnh trong thời gian vừa qua.

Dự báo của các chuyên gia kinh tế, giá dầu thô sẽ khó lòng tăng trở lại như những tháng đầu năm 2008.

Xuất khẩu hàng dệt may 2009 bên cạnh khó khăn chung là kinh tế thế giới vẫn còn suy thoái, khó khăn riêng của ngành dệt may là hàng dệt may của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không cần hạn ngạch.

Mức độ cạnh tranh với các thị trường khác sẽ gay gắt hơn, do hội nhập càng sâu và rộng, xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn còn những rào cản.

Còn xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam được dự báo là ảm đạm trong năm 2009.

Giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều… của Việt Nam đang trên đà rớt giá mạnh. Ngành điều đã phải từ bỏ giấc mơ kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD mặc dù cho đến hết tháng 9, ngành điều đã xuất khẩu được gần 700 triệu USD. Thủy sản mặc dù nhu cầu không sụt giảm nhiều, khó khăn thuộc về vấn đề kỹ thuật mở L/C nhưng chắc chắn cũng sẽ không thể tăng trưởng mạnh như năm 2008.

Nguồn: CafeF.vn