Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống các mức 1% và 3%
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn được điều chỉnh hạ từ 3,6% xuống các mức 1% và 3%.  Cụ thể, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn 12 thángđiều chỉnh như sau:

Các Ngân hàng thương mại Nhà nước (không bao gồm Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn), Ngân hàng Thương Mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, NHTMCP đô thị, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng100% vốn nước ngoài, công ty tài chính là 3% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn, Qũy tín dụng nhân dân Trung Ương , Ngân hàng hợp tác là 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. 

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng:đối với các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP đô thị, Ngân hàng TMCP nông thôn, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, ngân hàng hợp tác, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 1% trên tổng số dư tiền gửi dự trữ phải bắt buộc. 

Về lãi suất cơ bản, theo quyết định số 378/QĐ NHNN ngày 24/2, lãi suất cơ bản đồng Việt Nam là 7%, lãi suất cho vay tối đa của các Tổ chức tín dụng là 7%. 

Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện giải pháp trên là nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và nhằm hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả cho vay đối với các dự án đầu tư theo chương trình kích cầu của Chính phủ. Nam Phương
Nguồn: Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp điện tử