Giao đầu mối nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Ban Quản lý dự án đường sắt sẽ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.

Hướng tuyến dự kiến của Dự án đường sắt Tp.HCM - Cần Thơ.
Hướng tuyến dự kiến của Dự án đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ.

Đây là nội dung chính trong Quyết định số 132/QĐ – BGTVT vừa được Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành vào đầu tuần này.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định giao nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án đường sắt tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 với mục tiêu: Tăng cường loại hình vận tải bằng đường sắt để kết nối Tp.HCM với các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được xác định theo nhiệm vụ, dự toán được duyệt và kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư hàng năm. Thời gian thực hiện việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án là từ năm 2021 đến năm 2022.

Quyết định số 132 cũng nêu rõ, chủ đầu tư bước lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là Ban Quản lý dự án đường sắt. Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lựa chọn theo quy định hiện hành.

Bộ GTVT giao Ban Quản lý dự án đường sắt chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ theo các quy định hiện hành.

Tuyến đường sắt Tp.HCM – Cần Thơ được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch vào năm 2013, có chiều dài hơn 173 km đi qua các tỉnh, thành gồm: Bình Dương, Tp.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Tp. Cần Thơ.

Song qua công tác khảo sát, nghiên cứu trên cơ sở ý kiến của các địa phương, nhà đầu tư – các đơn vị tư vấn thiết kế kiến nghị Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt này, Theo đề xuất quy hoạch mới, đoạn từ ga Tân Kiên đến ga Cái Răng (qua địa phận Tp.HCM, Long An, Tiền Giang) sẽ điều chỉnh theo hướng đi song song với cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, Trung Lương – Mỹ Thuận, giảm số lượng nhà ga, diện tích chiếm dụng đất, chi phí xây lắp và chi phí giải phóng mặt bằng…