Gỡ khó cho du lịch 
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2020, tổng thu du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% – mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, nhiều công ty du lịch, dịch vụ đóng cửa vĩnh viễn. Đây là con số suy giảm lớn đối với ngành du lịch và tác động không nhỏ tới các ngành dịch vụ tổng hợp liên quan và tới sự phát triển nền kinh tế Việt Nam trong đại dịch Covid-19.

TP Hồ Chí Minh một trong những trung tâm du lịch của Việt Nam và khu vực này cũng suy giảm đáng kể. Theo báo cáo của Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh cho biết, dịch bệnh Covid-19 đã làm ngành du lịch của thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các chỉ tiêu phát triển du lịch đều giảm mạnh. Khách du lịch quốc tế giảm 84,8% so với năm 2019 (đạt 1.303.750 lượt), khách du lịch nội địa giảm 54,2% (đạt 15 triệu lượt), tổng thu từ khách du lịch giảm 40% (đạt 84.000 tỷ đồng).

<img alt="" src="” width=”850px” />

(Ảnh minh họa nguồn: truyenhinhdulich.vn)

Để “sống sót” trong đại dịch và chờ thời cơ sáng sủa sau dịch, nhiều cơ sở, doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng khách sạn… phải hoạt động cầm chừng hoặc phá sản mà chưa biết hướng đi nào, thời điểm nào phục hồi. Cho đến nay các dự báo thời điểm và độ mở đón khách du lịch trong nước và nước ngoài vẫn chưa thể chắc chắn. Đứng trước khó khăn đó, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết và kiến nghị Chính phủ có giải pháp mạnh, kịp thời, lâu dài để vực lại ngành kinh tế mũi nhọn này. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng vừa yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp cấp bách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19. 

Từ nghiên cứu đến chính sách cụ thể là một bước dài khi chưa thể có gói giải pháp tổng thể mới, mạnh hơn, tiếp tục tung ra đầu tư đi trước đón thời cơ sau đại dịch. Ở từng góc độ Chính phủ cũng đã có chính sách cụ thể như: Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đại lý du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, bảo tàng, khu vui chơi giải trí; giảm giá tiền điện cho các cơ sở lưu trú và các doanh nghiệp; miễn, giảm lãi suất và lệ phí; tiếp cận các khoản vay ưu đãi không lãi cho các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên; hỗ trợ tài chính người lao động du lịch bị mất việc hoặc nghỉ không lương bởi đại dịch; giảm 50% phí thẩm định giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế…

Trong tình hình đại dịch vẫn diễn biến hết sức phức tạp trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã kiểm soát được đại dịch, không để dịch bùng phát và lan rộng. Đây là một món quà quý giá, một chính sách khôn ngoan, thận trọng, kiên cường, nhanh nhạy và cương quyết. Thành quả này là giải pháp bền vững nhất hỗ trợ hiệu quả nhất cho ngành du lịch sớm phục hồi mà trước tiên là trao cho nghành du lịch cơ hội khởi động lại và khai thác thị trường du lịch nội địa. “Việt Nam đi để yêu” không là slogan thật sự hấp dẫn mà còn lôi cuốn lòng tự hào dân tộc và kích cầu tiêu dùng, sử dụng các dịch vụ du lịch Made in Việt Nam. Kích cầu nội địa còn đòi hỏi các doanh nghiệp lữ hành, nhà hàng, khách sạn, chính quyền các cấp phải chung tay tháo gỡ những thủ tục phiền hà, thực sự tìm tòi, sáng tạo sản phẩm du lịch mới, an toàn, tiết kiệm và thuận tiện nhất đáp ứng với nhiều đối tượng người Việt.

Bên cạnh đó cần tận dụng thời gian chờ đợi mở cửa sau Covid- 19 để tái cơ cấu lại ngành du lịch theo lĩnh vực, vùng miền, cấp độ, nhu cầu khu vực, quốc tế và đầu tư nâng cấp sản phẩm du lịch giá trị Việt, ấn tượng Việt. Đặc biệt là tận dụng thời cơ chuyển đổi số để quảng bá hình ảnh, tiềm năng, đất nước, con người Việt Nam… để khi quay trở lại điệu kiện bình thường mới, du lịch Việt Nam chớp thời cơ đón khách. 

Trong đón đầu du lịch, thì “hộ chiếu vaccine” là một cách làm thử nghiệm song song với quá trình tiêm vaccine. Chúng ta cũng đang rất thận trọng nghiên cứu thúc đẩy để có thể kiểm soát chặt chẽ và mở cửa đón khánh theo lộ trình từng bước. Điều quan trọng là du lịch Việt Nam có gì mới để du khách trong nước và quốc tế khát khao, trông chờ và kỳ vọng vào đất nước tươi đẹp, văn hóa đặc sắc, con người thân thiện, mến khách và kiên cường chống dịch thành công.