Góp ý dự thảo Nghị định quản lý dự án phát triển đô thị và Đề án đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo Thứ trưởng Trịnh Đình Dũng, sau khi được phê duyệt, Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 02/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế khu đô thị mới. Hội thảo tập trung thảo luận phạm vi, đối tượng điều chỉnh Nghị định; Xác định các khu vực phát triển đô thị; khu vực tái thiết đô thị cũ, khu vực mở rộng mới, khu vực vừa tái thiết đô thị cũ vừa mở rộng mới; Phân loại dự án phát triển đô thị (dự án hạ tầng kỹ thuật khung, dự án nhà ở, dự án công trình chuyên ngành đô thị); quy mô, tính chất của từng loại dự án; Chủ đầu tư (doanh nghiệp, chính quyền địa phương) và điều kiện đối với từng loại chủ đầu tư dự án phát triển đô thị (chủ đầu tư cấp 1, chủ đầu tư thứ phát, đặc biệt là yêu cầu về điều kiện tài chính và kinh nghiệm chuyên môn). Phương thức lựa chọn chủ đầu tư (đấu thầu, chỉ định chủ đầu tư); Lập, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết khu vực phát triển đô thị, đặc biệt là điều chỉnh quy hoạch của các dự án;Yêu cầu về phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp, nhà cho thuê giá rẻ trong khu vực phát triển đô thị. Các địa phương thành lập công ty phát triển nhà ở hoạt động phi lợi nhuận;Yêu cầu về hệ thống các công trình hạ tầng, bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (là những công trình nào? Mức độ đến đâu? Tiến độ đầu tư xây dựng? Chế tài khi chủ đầu tư không thực hiện hoặc làm chậm?); Điều lệ quản lý thực hiện khu vực phát triển đô thị; cơ chế xây dựng, quản lý, khai thác, chuyển giao công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ đô thị;Ban quản lý khu vực phát triển đô thị: Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, giám sát thực hiện của nhà nước đối với các dự án phát triển đô thị và xử lý các vi phạm.

Ngoài những vấn đề nêu trên Hội thảo cũng đề cập tới các vấn đề thực tiễn:Trình tự, thủ tục chuẩn bị và triển khai một dự án đầu tư xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, các nguồn vốn khác nhau thì quản lý khác nhau, tăng cường quản lý đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA. Phân cấp quản lý trong đầu tư xây dựng phù hợp điều kiện trong nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là phân cấp trong quản lý quy hoạch, quyết định đầu tư, đấu thầu, quản lý chi phí và quản lý chất lượng công trình.Báo Xây dựng sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về Hội thảo.

Hải Đăng
Báo Xây dựng điện tử