Hải Phòng: Bất cập cân tải trọng xe container
Người Việt Nam đang lo ngại sâu sắc về USD trong bối cảnh hệ thống tài chính của nước Mỹ tiếp tục ngập sâu trong rắc rối.

Theo lãnh đạo phòng CSGT Hải Phòng, việc lập trạm cân còn nhiều điểm bất cập như: muốn kiểm tra được tải trọng xe thì phải có làn đường đủ rộng; thường xuyên có một tổ công tác gồm 4 người túc trực 24/24 giờ để phối hợp cùng với các cơ quan chức năng khác; xe vi phạm vẫn có thể tìm đường khác để tránh vì họ biết trước được hôm nay đường nào lập trạm cân… Trao đổi với chúng tôi, Hiệp hội Vận tải Hải Phòng cho biết: Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cảng Hải Phòng chủ yếu bằng container trọng lượng 27 tấn (chưa kể trọng lượng vỏ đối với container 40 feet); và 21 tấn (chưa kể trọng lượng vỏ đối với container loại 20 feet). Trên thực tế, các chủ hàng đóng hàng xuất nhập khẩu trong các container thông qua cảng đều được tận dụng đóng hàng hết tải trọng cho phép, có container còn vượt thêm… Hơn nữa, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài về đóng trong container nhất là các thiết bị, máy móc nên tải trọng phân bố không đều; đối với hàng tạm nhập tái xuất chỉ mượn đường Việt Nam để xuất sang nước thứ 3 còn kẹp chì nguyên chiếc nên khi hạ tải hàng này không kiểm soát được và cần có hải quan giám sát.

Các DN kiến nghị Bộ GTVT cần có lộ trình công bố tải trọng hàng hóa đóng trong container được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ cần chỉ đạo các đơn vị cảng biển, các DN xuất nhập khẩu, các đơn vị bốc xếp, các cụm công nghiệp, các kho hàng, chủ hàng không nhập, xuất các container có trọng tải quá quy định.

Một chủ doanh nghiệp (DN) cho rằng, các loại sơmi – rơ moóc nhập khẩu và sản xuất trong nước đang lưu hành tại Hải Phòng với quy định tải trọng cho phép tham gia giao thông tại các sổ kiểm định là không đồng nhất, có tới 60% sơmi – rơ moóc không đủ điều kiện chở hàng hóa đóng trong container xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam. Nên việc xử lý lỗi tải trọng vừa qua của ngành giao thông vận tải (GTVT) thì hầu hết các xe bị vi phạm và xử lý dẫn tới việc hàng hóa bị ùn ứ tại cảng là điều không tránh khỏi.

Chủ một DN khác cho rằng, về mặt chủ trương quy định kiểm tra tải trọng xe, đa phần các DN đều đồng ý và nghiêm chỉnh chấp hành. Làm sao để đảm bảo tính minh bạch và để DN chấp hành nghiêm? Các DN kiến nghị Bộ GTVT cần có lộ trình như: Công bố tải trọng hàng hóa đóng trong container được phép lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bộ cần chỉ đạo các đơn vị cảng biển, các DN xuất nhập khẩu, các đơn vị bốc xếp, các cụm công nghiệp, các kho hàng, chủ hàng không nhập, xuất các container có trọng tải quá quy định. Đề nghị các bộ, ngành cần thường xuyên kiểm soát tải trọng xe và xử lý nghiêm vi phạm, nhằm hạn chế đi tới việc chấm dứt tình trạng chở quá tải đối với các phương tiện đường bộ xếp hàng từ các kho hàng trong khu công nghiệp, cảng biển… Đề nghị Bộ GTVT xem xét điều chỉnh tải trọng cho phép tham gia giao thông của các sơmi – rơ moóc cho phù hợp nhằm đảm bảo vận chuyển hàng hóa đóng trong container theo tiêu chuẩn quốc tế; các bộ cần xem xét chỉ đạo đoàn kiểm tra liên ngành không kiểm tra xử lý quá tải đối với các xe chở container kẹp chì nguyên chiếc trong vòng từ 3 – 6 tháng để DN có thời gian cơ cấu lại phương tiện cho phù hợp.

Cân tải trọng xe là việc làm thường xuyên, không nên chỉ áp dụng trong thời gian ngắn tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị vận tải đường bộ. Bởi nếu không làm triệt để sẽ dẫn tới có đơn vị thực hiện nghiêm túc thì mất khách hàng, đơn vị không nghiêm lại có khách hàng mặc dù các phương tiện vận tải của họ vẫn chở quá hàng không theo quy định; đồng thời chấm dứt tình trạng xếp hàng lên phương tiện vận tải theo quy định thì tàu biển không cập cảng…

Sông Thu
Nguồn: http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-sang-toi/53761/bat-cap-can-tai-trong-xe-container.htm#.VC4sQ2d_uxU